30/12/2022 15:06        

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Tai bồ (Platax teira Forsskål, 1775) tại Khánh Hòa” (Từ tháng 11/2022 đến tháng 5/2025)

1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Tai bồ (Platax teira Forsskål, 1775) tại Khánh Hòa

  2. Cấp quản lý nhiệm vụ:

 Quốc gia

 Bộ

 Tỉnh

 Cơ sở

  3. Mức độ bảo mật:

 Bình thường

 Mật

 Tối mật

 Tuyệt mật

4. Mã số nhiệm vụ (nếu có): ĐT-2022-40304-ĐL

5. Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Nha Trang

- Họ và tên thủ trưởng: Trang Sĩ Trung

- Địa chỉ: 02 Nguyễn Đình Chiểu, Vĩnh Thọ, Nha Trang, 

- Điện thoại: 02583 831149

  

  • Tỉnh/thành phố: Khánh Hòa
  • Fax:

6. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo

7. Chủ nhiệm nhiệm vụ:

- Họ và tên: Phạm Quốc Hùng              

- Giới tính: Nam

- Trình độ học vấn: Tiến sĩ

- Chức danh khoa học: Phó giáo sư

- Chức vụ: Phó Hiệu trưởng

- Điện thoại: 0353 757 898  

- E-mail: hungpq@ntu.edu.vn

8. Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ (ghi rõ tên, chức danh khoa học và học vị):

- PGS.TS. Lê Minh Hoàng - Trường Đại học Nha Trang

- TS. Nguyễn Văn Mạnh - Trường Đại học Nha Trang

- ThS. Phan Văn Út - Trường Đại học Nha Trang

- ThS. Nguyễn Thị Thúy - Trường Đại học Nha Trang

- ThS. Trần Văn Dũng - Trường Đại học Nha Trang

- ThS. Hứa Thị Ngọc Dung - Trường Đại học Nha Trang

9. Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu chung: Xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá tai bồ (Platax teira Forsskål, 1775) bằng thức ăn công nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá tai bồ với các thông số kỹ thuật: tỷ lệ thành thục sinh sản ≥ 60%; tỷ lệ thụ tinh ≥ 60%; tỷ lệ nở ≥ 80%; tỷ lệ sống cá bột lên cá hương cỡ 1,5 - 2,0 cm ≥ 10%; tỷ lệ sống cá hương lên cá giống cỡ 5- 6 cm ≥ 70%.

+ Xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá tai bồ trong lồng bè trên biển bằng thức ăn công nghiệp đạt năng suất ≥ 6 kg/m3 nước; tỷ lệ sống ≥ 75%; kích thước cá thương phẩm ≥ 0,7 kg/con; FCR ≤ 2,5; thời gian nuôi ≤ 12 tháng.

+ Cá bố mẹ thành thục: 30 cặp, kích cỡ > 3 kg/con.

+ Sản xuất được 40.000 con cá giống nhân tạo, kích cỡ 5- 6 cm

+ Sản lượng cá thương phẩm: 1 tấn, kích cỡ thương phẩm ≥ 0,7 kg/con

+ Chuyển giao 1 mô hình sản xuất giống (quy mô 10.000 con, cỡ 5- 6 cm) và 1 mô hình nuôi thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp cho hộ dân (sản lượng 500 kg, cỡ ≥ 0,7 kg/con)

+ Đào tạo 2 kỹ thuật viên và 40 lượt người dân được tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá tai bồ.

 + Có 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

10. Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

- Nội dung 1: Xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ và ấp nở trứng cá tai bồ

- Nội dung 2: Xây dựng quy trình kỹ thuật ương giống cá tai bồ

- Nội dung 3: Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá tai bồ trong lồng bằng thức ăn công nghiệp.

- Nội dung 4: Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm, hội nghị tập huấn nhân rộng mô hình

11. Lĩnh vực nghiên cứu:(3)  40502 Nuôi trồng thủy sản

12. Mục tiêu kinh tế - xã hội của nhiệm vụ:(4) 1206 – Phát triển sản xuất và công nghệ nông nghiệp.

13. Phương pháp nghiên cứu:

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của loại hormone kích thích lên khả năng sinh sản, chất lượng trứng, ấu trùng

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng của cá hương

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng của cá giống

Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng của cá giống

Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng của cá giống

Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá từ 5-6 cm lên 80-100g.

Kỹ thuật sử dụng, phương pháp xác định các chỉ tiêu và xử lý số liệu

- Phương pháp xác định các yếu tố môi trường

- Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản, chất lượng trứng, ấu trùng

- Phương pháp xác định tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng và hệ số FCR

- Phương pháp xử lý số liệu

14. Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

1. Sản phẩm dạng I:

          -  60 con cá tai bồ bố mẹ thành thục, kích cỡ: >3kg/con;

          - 100.000 con cá hương, kích cỡ 1,5-2cm;

          - 40.000 con cá giống tai bồ kích cỡ 5-6cm từ nguồn sản xuất nhân tạo;

          - 10.000 con cá giống tai bồ sản xuất tại 01 cơ sở tiếp nhận, kích cỡ 5-6 cm;

          - 1.000kg cá tai bồ thương phẩm sản xuất tại cơ sở của Trường Đại học Nha Trang, kích cỡ ≥ 0,7 kg/con, thời gian nuôi ≤ 12 tháng;

          - 500kg cá tai bồ thương phẩm sản xuất tại 01 mô hình nhận chuyển giao, kích cỡ ≥ 0,7 kg/con, thời gian nuôi ≤ 12 tháng.

2. Sản phẩm dạng II:

- 01 mô hình sản xuất giống cá tai bồ nhận chuyển giao với sản phẩm cá giống kích cỡ 5-6cm, quy mô 10.000con;

- 01 mô hình nuôi thương phẩm cá tai bồ bằng thức ăn công nghiệp nhận chuyển giao với sản lượng 500 kg cá thương phẩm đạt  kích cỡ ≥ 0,7 kg/con, thời gian nuôi ≤ 12 tháng;

- 11 cuốn báo cáo tổng hợp kết quả đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Tai bồ (Platax teira Forsskål, 1775) tại Khánh Hòa”  trong đó có 05 cuốn in bìa cứng mạ vàng, ảnh màu;

- 01 bộ báo cáo Quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá tai bồ với các thông số kỹ thuật cơ bản: tỷ lệ thành thục sinh sản ≥ 60%; tỷ lệ thụ tinh ≥ 60%; tỷ lệ nở ≥ 80%; tỷ lệ sống cá bột lên cá hương cỡ 1,5 - 2,0 cm ≥ 10%; tỷ lệ sống cá hương lên cá giống cỡ 5- 6 cm ≥ 70%;

- 01 bộ dự thảo Quy trình nuôi thương phẩm cá tai bồ bằng thức ăn công nghiệp với các thông số kỹ thuật cơ bản: đạt năng suất ≥ 6 kg/m3 nước; tỷ lệ sống ≥ 75%; kích thước cá thương phẩm ≥ 0,7 kg/con; FCR ≤ 2,5; thời gian nuôi ≤ 12 tháng;

- 01 bộ Báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi thương phẩm cá tai bồ trong lồng bè bằng thức ăn công nghiệp;

- 01 bộ Tài liệu tập huấn Quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá tai bồ;

- 02 kỹ thuật viên của cơ sở tiếp nhận được đào tạo nắm vững về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá tai bồ;

- Hồ sơ tập huấn kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm cá tai bồ: 40 lượt người dân tham dự;

- 01 bản báo cáo tóm tắt kết quả đề tài.

3. Sản phẩm dạng III:

- Có 02 bài báo khoa học được đăng trên Tạp chí chuyên ngành trong nước;

- Hỗ trợ tham gia đào tạo 01 thạc sĩ chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.

15. Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:

Các cơ sở/doanh nghiệp sản xuất giống và nuôi cá biển, Trung Tâm Khuyến nông – Khuyến ngư, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN Khánh Hòa, Trường Đại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu NTTS III.

Nguồn cá tai bồ giống do đề tài sản xuất ra sẽ cung cấp cho người nuôi thương phẩm tại địa phương cũng như các tỉnh lân cận với giá thấp hơn so với giá cá giống mua từ các cơ sở khác.

Quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá tai bồ có thể áp dụng vào các trại sản xuất giống cá biển nhằm đa dạng hóa đối tượng sản xuất, tạo việc làm cho người dân, góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá biển tại địa phương phát triển.

Các thông số kỹ thuật và các dẫn liệu khoa học khác là tài liệu tham khảo tốt cho người sản xuất giống cá biển, sinh viên ngành thủy sản và các nhà nghiên cứu cá biển nói chung và cá tai bồ nói riêng.

16. Thời gian thực hiện: 30 tháng; Từ tháng 11/2022 đến tháng 5/2025

17. Kinh phí được phê duyệt: 2.026,130 triệu đồng

Trong đó kinh phí SNKH cấp: 1.238,200 triệu đồng

18. Quyết định phê duyệt: Quyết định số 3178/QĐ - UBND ngày 23 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa

19. Hợp đồng thực hiện: số 1863/HĐ - SKHCN ngày 25 tháng 11 năm 2022

 K.Dàn
 








Đa phương tiện

Tin Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2022 tại Khánh Hòa

Hoạt động KHCN
Đề tài dự án khoa học
Khoa học công nghệ cơ sở
Thị trường Công nghệ
Công nghệ
Khởi nghiệp sáng tạo
Giao quyền kết quả NCKHCN
Sở hữu trí tuệ
An toàn bức xạ
Giải thưởng KH&CN Khánh Hòa
T.Chuẩn - Đ.Lường - C.Lượng
Quy hoạch, Kế hoạch KH&CN Hoạt động sáng kiến
Thanh tra
Báo cáo kết quả hoạt động KH&CN
Liên kết