22/04/2022 10:50        

Sở KH&CN làm việc với UBND huyện Vạn Ninh về xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách khoa học công nghệ năm 2023

Sáng ngày 20/4/2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã có buổi làm việc với UBND huyện Vạn Ninh nhằm hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách khoa học công nghệ năm 2023 theo Kế hoạch số 354/KH-SKHCN ngày 30/3/2022 của Sở Khoa học và Công nghệ.

Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Thị Hoàng Diệp – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cùng các đồng chí là lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; đại diện Trường Đại học Nha Trang, đại diện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ, đại diện Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, đại diện 02 doanh nghiệp là Công ty Cổ phần thủy sản sinh học VINA và Công ty TNHH dịch vụ sản xuất thương mại Ngọc Thủy.

Về phía địa phương có sự tham gia của đồng chí Nguyễn Thanh Sơn – Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh cùng các cán bộ lãnh đạo các phòng, ban liên quan trên địa bàn huyện.

Tại buổi làm việc, đoàn đã nghe báo cáo tình hình triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ của huyện Vạn Ninh năm 2021- 2022 và một số định hướng trong thời gian tới. Lãnh đạo huyện cũng có một số đề xuất kiến nghị với Sở Khoa học và Công nghệ và các Viện, trường, tổ chức KH&CN, Doanh nghiệp một số nội dung cụ thể để đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn.

Ngoài ra cũng tại buổi làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị có liên quan đã trao đổi, giải quyết một số vấn đề vướng mắc của địa phương về việc xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2023. Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã trao đổi và hướng dẫn địa phương về hoạt động quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn, trao đổi một số nội dung và hướng dẫn triển khai phát triển thương hiệu, sản phẩm tài sản trí tuệ, phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương,… các viện, trường, doanh nghiệp cũng có một số trao đổi, đề xuất các nhiệm vụ từ đó địa phương có hướng phát triển các thế mạnh đặc thù trên địa bàn.

Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ, đồng chí Nguyễn Thị Hoàng Diệp - Phó Giám đốc Sở ghi nhận những kết quả đã đạt được của địa phương trong công tác quản lý, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, trong thời gian sắp đến, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ tích cực về công tác chuyên môn, kinh phí theo quy định; làm cầu nối với các Viện, Trường, doanh nghiệp và tổ chức KH&CN có liên quan đẩy mạnh việc hỗ trợ, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đồng thời cũng gợi mở một số ý tưởng về các nhiệm vụ khoa học công nghệ phù hợp với tình hình hiện trạng của địa phương như triển khai thêm các nhiệm vụ khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu phát triển du lịch,…

Một số đề xuất kiến nghị của Ủy ban nhân dân huyện Vạn Ninh trong lĩnh vực khoa học công nghệ trong thời gian tới:

1. Quan tâm triển khai các đề xuất đặt hàng về xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể các sản phẩm như: Dừa xiêm Tuần Lễ - xã Vạn Thọ, Tỏi sẻ Vạn Ninh, Chả cá Vạn Ninh, Trầm Hương Vạn Thắng,… và các sản phẩm đặc trưng, chủ lực khác của địa phương.

2. Quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng và mở rộng các mô hình ứng dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) đối với các sản phẩm nông, thủy sản, gồm: Dừa xiêm, Xoài, Bưởi, Tỏi, Tôm thẻ chân trắng, Tôm hùm, ốc hương, các loại cá biển.

3. Hỗ trợ địa phương triển khai ứng dụng kết quả đề tài cấp tỉnh đã được nghiệm thu, đặc biệt là tuyên truyền phổ biến thông qua các mô hình đề tài đang triển khai từ đó người dân có cái nhìn cụ thể hơn về việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất; tăng cường sự phối hợp với các địa phương trong công tác tuyên truyền và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn huyện triển khai ứng dụng đề tài cấp tỉnh, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

4. Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, cơ chế để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu,… nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

5. Đề xuất các nhiệm vụ phát triển du lịch, làng nghề truyền thống, các sản phẩm đặc sản của địa phương như hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng Trầm Hương Vạn Thắng,…

6. Hỗ trợ định hướng trong giải quyết khó khăn về đầu ra của sản phẩm nông nghiệp từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các giải pháp hỗ trợ đáp ứng tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gôc, tiêu chuẩn chất lượng,… để từ đó việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ của người dân được duy trì và ổn định.

7. Tạo điều kiện cho các tổ sản xuất tham gia vào sàn giao dịch điện tử, để sản phẩm nông nghiệp có đầu ra và hướng đến các thị trường lớn hơn.

8. Giải pháp hỗ trợ và hướng dẫn hoặc đơn giản hóa các tiêu chí để người dân tiếp cận với các quy định và phát triển một số sản phẩm đặc trưng, các sản phẩm OCOP của huyện.

9. Hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn để huyện Vạn Ninh triển khai tổ chức cuộc thi ý tưởng sáng tạo trong thanh niên của huyện.

10. Các nhà khoa học thuộc các viện trường trong và ngoài tỉnh như trường Đại học Nha Trang, Viện Khoa học Kỹ thuật Duyên hải Nam Trung Bộ, Viện Nuôi trồng Thủy sản III,…các tổ chức KH&CN, các Doanh nghiệp KH&CN và Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh tiếp tục hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Một số ý kiến đề xuất hướng hỗ trợ, phối hợp triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp, viên, trường trên địa bàn huyện trong thời gian tới

1. Xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm từ giống, sản xuất, bao tiêu,… các sản phẩm đặc thù hoặc các sản phẩm trên địa bàn huyện.

2. Xây dụng các đề xuất theo hướng: bảo tồn hệ sinh thái đang có của địa phương, chú trọng các sản phẩm cá biển, ốc, động vật thân mềm,…định hướng thương mại hóa sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm đưa vào thị trường; Sản xuất chuyển đổi trong nuôi biển; xây dựng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP, sản phẩm nổi bật của địa phương; Ứng dụng công nghệ cuộc cách mạng 4.0 vào sản xuất và quản lý,…

3. Lưu ý các dịch vụ hậu cần nghề cá và các nghề phục vụ sản xuất để tạo ra các sản phẩm chất lượng.

4. Đề xuất các chính sách hỗ trợ, trợ giá cho người dân chủ yếu các sản phẩm mới và chính sách hỗ trợ chuyển đổi thay thế các sản phẩm cũ, lạc hậu.

5. Nghiên cứu, tìm ra các sản phẩm mới, tập trung sản phẩm chủ lực, ưu tiên giải quyết từng phần, giải quyết các vướng mắc cụ thể của địa phương cho địa phương thông qua sự phối hợp cụ thể giữa các nhà khoa học của các viện, trường, doanh nghiệp.

6. Hỗ trợ nghiên cứu, triển khai các chương trình của tỉnh như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chương trình chuyển đổi số, Chương trình phát triển du lịch, chương trình phát triển KH&CN phát triển kinh tế biển,....phối hợp hỗ trợ kết nối doanh nghiệp ở địa phương tham gia các chuỗi sản xuất, ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

C.Nhung
 








Đa phương tiện

Tin Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2022 tại Khánh Hòa

Hoạt động KHCN
Đề tài dự án khoa học
Khoa học công nghệ cơ sở
Thị trường Công nghệ
Công nghệ
Khởi nghiệp sáng tạo
Giao quyền kết quả NCKHCN
Sở hữu trí tuệ
An toàn bức xạ
Giải thưởng KH&CN Khánh Hòa
T.Chuẩn - Đ.Lường - C.Lượng
Quy hoạch, Kế hoạch KH&CN Hoạt động sáng kiến
Thanh tra
Báo cáo kết quả hoạt động KH&CN
Liên kết