18/04/2022 08:34        

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo năm 2023

Ngày 15/4/2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã có buổi làm việc với UBND huyện Khánh Vĩnh nhằm hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách khoa học công nghệ năm 2023 theo Kế hoạch số 354/KH-SKHCN ngày 30/3/2022.

Tham dự buổi làm việc có bà Nguyễn Thị Hoàng Diệp – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cùng các đồng chí là lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; đại diện Trường Đại học Nha Trang, đại diện Viện nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố; Đại diện Công ty Cổ phần Farmtech Vietnam.

Về phía địa phương có sự tham gia của đồng chí Ca Tông Thị Mến – Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh cùng các cán bộ lãnh đạo các phòng, ban liên quan trên địa bàn huyện.

Tại buổi làm việc, ông Trần Văn Thân, Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng đã thông qua Báo cáo tình hình triển hai nhiệm vụ khoa học và công nghệ của huyện Khánh Vĩnh năm 2021 và 2022. Lãnh đạo huyện cũng có một số đề xuất kiến nghị với Sở Khoa học và Công nghệ và các Viện, trường, tổ chức KH&CN, Doanh nghiệp một số nội dung cụ thể để đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn.

Ngoài ra cũng tại tại buổi làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị có liên quan đã trao đổi, giải quyết một số vấn đề vướng mắc của địa phương về việc xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2023. Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã trao đổi và hướng dẫn địa phương căn cứ theo tình hình thực tế và nhu cầu cấp thiết tại địa phương, từ đó xây dựng các ý tưởng, đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đồng thời đề nghị các nhà khoa học thuộc các Viện, trường, Trung tâm Ứng dụng hỗ trợ giúp địa phương trong công tác đề xuất đặt hàng, triển khai xây dựng các nhiệm vụ, mô hình ứng dụng KH&CN trong thời gian tới, đặc biệt là quan tâm hỗ trợ triển khai ứng dụng các kết quả của những đề tài, nhiệm vụ  KH&CN đã được nghiệm thu phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Khánh Vĩnh.

Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ, bà Nguyễn Thị Hoàng Diệp - Phó Giám đốc Sở - ghi nhận những khó khăn của huyện Khánh Vĩnh, trong thời gian sắp đến, Sở KH&CN sẽ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ về công tác chuyên môn; làm cầu nối với các Viện, Trường, doanh nghiệp và tổ chức KH&CN có liên quan đẩy mạnh việc hỗ trợ, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đồng thời cũng gợi mở một số ý tưởng về các nhiệm vụ khoa học công nghệ phù hợp với tình hình hiện trạng của địa phương như việc kế thừa, lưu giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc của người đồng bào trên địa bàn huyện; chương trình chuyển đổi số hoặc triển khai thực hiện, xây dựng kế hoạch chương trình phát triển nông thôn miền núi cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương…

Một số đề xuất kiến nghị của Ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh trong lĩnh vực khoa học công nghệ trong thời gian tới:

Khánh Vĩnh là một trong 02 huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, là địa phương có đông người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính. Mặc dù trong thời gian qua địa phương đã đạt được một số kết quả trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế. Một số đề xuất kiến nghị và định hướng phát triển KH&CN trong thời gian tới, như sau:

1. Sở KH&CN tăng cường công tác hỗ trợ hướng dẫn địa phương trong hoạt động quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh để triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN hằng năm đảm bảo hiệu quả và đúng quy định.

2. Tăng cường hướng dẫn cụ thể hơn cho địa phương về việc xây dựng đề xuất ý tưởng, đề xuất đặt hàng đăng ký các đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện.

4. Hỗ trợ địa phương phát triển thương hiệu của những sản phẩm đặc trưng, nhằm tăng giá trị kinh tế cũng như bảo vệ được quyền lợi của người dân tham gia các hoạt động nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh.

5. Giới thiệu cho địa phương một số chuyên gia có uy tín, kinh nghiệm trong công tác tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN hàng năm trên cơ sở ý tưởng, đề xuất của địa phương. Kiến nghị Sở KH&CN làm đầu mối phối hợp với các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh, các Doanh nghiệp và đại diện các phòng ban của địa phương để hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội cần có sự tác động, hỗ trợ của khoa học công nghệ.

6. Trên cơ cở tiềm năng, lợi thế định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện; trên cơ sở định hướng các chương trình phát triển kinh tế xã hội, chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc miền núi, chương trình nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chương trình phát triển các sản phẩm đặc trưng, chương trình khuyến công, chương trình trồng, bảo vệ và phát triển rừng…đề nghị Sở KH&CN, các nhà khoa học có những giải pháp, đề xuất triển khai các nội dung, nhiệm vụ thúc đẩy và phát triển giúp địa phương hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chương trình trên.

7. Đến thời điểm hiện tại, huyện Khánh Vĩnh chưa có quy hoạch vùng. Với điều kiện nhân lực hiện tại của huyện, đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ cũng như các đơn vị viện trường và doanh nghiệp góp ý kiến cho các định hướng quy hoạch tiểu vùng của huyện để phát triển Khánh Vĩnh trở thành tiểu đô thị sinh thái núi rừng theo đúng Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

7. Một số định hướng cần hỗ trợ nghiên cứu tại địa phương trong thời gian tới:

- Nghiên cứu các mô hình, công nghệ sản xuất và chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng từ những sản phẩm chủ lực hiện có tại địa phương như bưởi, cam, quýt, keo, mít nghệ... theo định hướng kinh tế tuần hoàn, phát triển kinh tế đa chiều cho người nông dân trên địa bàn.

- Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ ứng dụng KH&CN trên cơ sở tiềm lực phát triển của một số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn huyện như Doanh nghiệp phát triển nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp phát triển dược liệu, doanh nghiệp chế biến keo, doanh nghiệp chăn nuôi lợn, chăn nuôi cá nước lạnh…góp phần hỗ trợ, hình thành vùng sản xuất chuyên canh có sự tham gia, hợp tác của các doanh nghiệp trên.

- Triển khai các nhiệm vụ KH&CN góp phần bảo tồn văn hóa của người đồng bào dân tộc miền núi trên địa bàn; phát huy mô hình phát triển các sản phẩm chủ lực kết hợp với văn hóa bản địa trong hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại địa phương. Nghiên cứu bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của một số đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện.

- Nghiên cứu triển khai các nhiệm vụ trồng, sơ chế, bảo quản và sản xuất các sản phẩm từ cây dược liệu phù hợp với điều kiện của huyện Khánh Vĩnh.

- Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu một số cây trồng cây ăn quả, cây có múi, cây trồng rừng… phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện; nghiên cứu cơ cấu giống; nghiên cứu xây dựng chuỗi sản xuất, canh tác và tiêu thụ gắn với thị trường theo hướng bền vững cho một số sản phẩm chủ lực tại địa phương.

- Nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi chủ lực (gia súc, gia cầm) phù hợp với vùng sinh thái và tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương; ứng dụng công nghệ tiên tiến và kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, hướng tới chăn nuôi an toàn sinh học.

 - Nghiên cứu ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm cho một số loại cây trồng chủ lực nhằm gia tăng giá trị trên một đơn vị diện tích.

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển sản xuất các giống cây lâm nghiệp sinh trưởng nhanh (keo, bạch đàn), cây bản địa làm gỗ lớn, cây lâm sản ngoài gỗ có lợi thế cạnh tranh cao. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ và sản xuất các nguyên liệu phụ trợ trong sản xuất đồ mộc xuất khẩu và gỗ xây dựng từ nguồn nguyên liệu trong nước. Khai thác và phát triển nguồn gen cây lâm nghiệp vục vụ công tác giống cây lâm nghiệp.

- Nghiên cứu xây dựng và phát triển một số kênh tiêu thụ sản phẩm cho người dân phù hợp với điều kiện canh tác, quy mô của người dân tại địa phương.

- Một số sản phẩm của địa phương như cá suối, các sản phẩm rau rừng, heo tộc,….hỗ trợ để xây dựng và phát triển thành các sản phẩm của đại phương gắn kết xây dựng thương hiệu.

H.Trang
 








Đa phương tiện

Tin Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2022 tại Khánh Hòa

Hoạt động KHCN
Đề tài dự án khoa học
Khoa học công nghệ cơ sở
Thị trường Công nghệ
Công nghệ
Khởi nghiệp sáng tạo
Giao quyền kết quả NCKHCN
Sở hữu trí tuệ
An toàn bức xạ
Giải thưởng KH&CN Khánh Hòa
T.Chuẩn - Đ.Lường - C.Lượng
Quy hoạch, Kế hoạch KH&CN Hoạt động sáng kiến
Thanh tra
Báo cáo kết quả hoạt động KH&CN
Liên kết