13. Phương pháp nghiên cứu:
Nội dung 1:Chọn tạo dòng mái giống gà ri Ninh Hòa dựa trên phân tích kiểu gen Prolactine(PRL) kết hợp đánh giá di truyền bằng phương pháp BLUP (Best Linear Unbiased Prediction) các tính trạng sinh trưởng và năng suất trứng.
Nội dung 1.1: Tổ chức thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu đàn giống chọn lọc:
Việc tổ chức chọn gà con 1 ngày tuổi, đeo số cánh và theo dõi thu thập dữ liệu cá thể trong suốt quá trình triển khai dự án sẽ được thực hiện bởi các cán bộ khoa học của Phân viện Chăn nuôi nam bộ phối hợp với các kỹ thuật viên của Công ty giống gia cầm Phùng Dầu Sơn.
Nội dung 1.2: Tổ chức thu thập mẫu máu, phân tích kiểu gen PRL và phân tích mối liên kết với các tính trạng năng suất:
-Thu thập mẫu máu:Nội dung công việc lấy mẫu máu (DNA) trên đàn giống sẽ được thực hiện bởi cán bộ khoa học của Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ phối hợp với kỹ thuật viên của Công ty. Các công việc khác, như phân tích gen và phân tích mối liên kết giữa kiểu gen với các tính trạng năng suất được thực hiện bởi các cán bộ khoa học phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học của Phân viện chăn nuôi Nam Bộ.
+ Sau khi kết thúc giai đoạn hậu bị (20 tuần tuổi), chọn lọc dựa theo khối lượng 20 tuần tuổi và các đặc điểm ngoại hình (như trong bảng 1), tiến hành lấy mẫu máu (DNA) trên đàn giống đã được chọn lọc chuyển vào đẻ với tổng số mẫu dự kiến 1.200 gà mái và 200 gà trống, bảo quản và chuyển về phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học – Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ để phân tích kiểu gen PRL.
-Tách chiết DNA: (Sử dụng kít tách chiết từ máu hoặc từ mô): Quy trình tách chiết theo hướng dẫn của Hãng sản xuất. Sau đó, sản phẩm DNA được kiểm tra nồng độ bằng phương pháp định tính (điện di trên gel agarose 1%) và được bảo quản ở -20oC cho đến khi sử dụng.
- Phản ứng PCR-RFLP:
Sản phẩm PCR đạt yêu cầu sau đó tiếp tục được cắt với các enzym giới hạn enzyme giới hạn AluI để tìm các điểm đa hình. Phản ứng PCR-RFLP gồm 2 μl 10x Buffer, 1 μl enzyme, 10 μl sản phẩm PCR, 18,0 μl H2O vừa đủ thể tích 31 μl. Hỗn hợp được ủ ở nhiệt độ 37oC (1-16 giờ). Sau đó sản phẩm PCR-RFLP được kiểm tra trên gel agarose (3%), quan sát và chụp hình ảnh điện di bằng máy GelDoc It2 (UVP, USA).
Sau khi có kết quả kiểu gen từ phòng thí nghiệm cùng với các dữ liệu về năng suất của đàn giống như tuổi đẻ trứng đầu, khối lượng trứng đầu, sản lượng trứng 12 tuần đẻ và khối lượng trứng ở tuần đẻ 12, tiến hànhphân tích mối liên kết kiểu gen PRL với các tính trạng sinh sản này như sau:
-Xác định tần số các alen của gen PRL
Nội dung 1.3:Tổ chức đánh giá năng suất khối lượng 12 tuần tuổi, sản lượng trứng và khối lượng trứng 12 tuần đẻ và kiểm tra các kiểu gen PRL của đàn gà thế hệ xuất phát chọn ra đàn gà hạt nhân để nhân giống tạo ra đàn gà thế hệ 1.
- Phần nội dung công việc này cũng được thực hiện bởi nhóm chuyên gia Di truyền giống vật nuôi của Phân viện Chăn nuôi Nam bộ thực hiện và Công Ty Giống Gia cầm Phùng Dầu Sơn
* Tổ chức đánh giá giá trị giống bằng phương pháp BLUP các chỉ tiêu năng suất: Khối lượng 12 tuần tuổi, Sản lượng trứng 12 tuần đẻ và khối lượng trứng ở tuần đẻ 12.
Sau khi có đầy đủ dữ liệu cá thể theo yêu cầu của phương pháp (đầy đủ hệ phả của từng cá thể), việc đánh giá giá trị giống bằng phương pháp BLUP các chỉ tiêu năng suất: Khối lượng 12 tuần tuổi, Sản lượng trứng và Khối lượng trứng 40 tuần tuổi được thực hiện bởi nhóm chuyên gia của Phân viện Chăn nuôi nuôi Nam bộ. Về phương pháp đánh giá, phân tích thống kê di truyền sử dụng phương pháp REML (Restricted Maximum likelihood) để xác định các thông số di truyền và phương pháp BLUP để ước tính giá trị giống các tính trạng sản xuất sử dụng phần mềm VCE6 (Groeneveld, 2010) và PEST (Groeneveld, 2006),
* Tổ chức chọn lọc và xây dựng đàn giống hạt nhân thế hệ xuất phát
Theo tóm tắt các giai đoạn theo dõi và chọn lọc ở bảng 1, từ số lượng 4.000 gà con 1 ngày tuổi ởthế hệ xuất phát, sẽ chọn ra đàn hạt nhân gồm 500 gà mái và 90 gà trống ở sau 12 tuần đẻ (3 tháng đẻ đầu tiên) dựa trên kết quả phân tích kiểu gen và giá trị giống (chỉ số chọn lọc kết hợp 3 tính trạng: KL.12 tuần tuổi, NS.trứng và KL.trứng 40 tuần tuổi).
Nội dung 1.4:Tổ chức nhân đàn giống theo dòng tạo ra thế hệ 1 và thế hệ 2:
Phương pháp nhân dòng gà
Sử dụng phương pháp nhân dòng thuần khép kín. Từ đàn giống thế hệ xuất phát đã được chọn lọc, tiến hành ghép phối theo gia đình. Chọn lên sinh sản tối thiểu 30 gia đình/1 thế hệ. Số lượng gà của mỗi gia đình gồm 1♂: 8-10♀ ( phối giống nhân tạo và mỗi gia đình có 1 ♂ và 2 ♀ để dự phòng)để tiếp tục nhân giống tạo ra thế hệ 1 và thế hệ 2. Thực hiện luân chuyển trống qua các thế hệ để tránh giao phối cận thân.
- Ở hai thế hệ này, đàn giống hạt nhân luôn duy trì ở quy mô 2.000 mái và 300 trống.
- Đồng thời, lấy mẫu máu (DNA) ở 20 tuần tuổi để kiểm tra tần số gen ở thế hệ 1 và 2, với số lượng mẫu từ 100 mái và 50 trống/thế hệ.
- Song song với nhân giống theo dòng, tổ chức nhân giống phát triển đàn bố mẹ phục vụ nhu cầu sản xuất của Công ty Phùng Dầu Sơn, từ đó sản xuất con giống thương phẩm.
* Phương pháp thực hiện
Thời điểm chọn lọc được tiến hành 4 thời điểm như sau: gà 1 ngày tuổi, giai đoạn gà (12tuần tuổi), kết thúc giai đoạn hậu bị lúc 20 tuổi và giai đoạn sinh sản sau 12 tuần đẻ đầu (40 tuần tuổi). Cụ thể như sau:
+ Chọn lọc gà 1 ngày tuổi:
Các chỉ tiêu chọn lọc: Chỉ chọn những gà con đủ tiêu chuẩn để chọn gà làm giống bao gồm: không dị tật (mỏ, mắt, cánh và chân), không nặng bụng, quá khô và nhỏ, hở rốn, rốn đóng sớm (còn lòng đỏ ở ngoài). Đối với màu lông chỉ chọn gà có màu lông đặc trưng là có sọc đen ở lưng và 2 bên sườn sọc trắng và loại bỏ gà có màu lông đen và trắng.
Phương pháp chọn: Áp dụng phương pháp chọn lọc đồng thời và loại thải độc lập thông qua quan sát trực quan bằng mắt từng cá thể gà.
+ Chọn lọc lúc 12tuần tuổi
Chọn lọc tính trạng về ngoại hình
- Tính trạng chọn lọc: Chọn lọc đồng thời 3 tính trạng về ngoại hình : màu lông, màu da chân, mào
- Tiêu chuẩn chọn gà lúc 12tuần tuổi: đối với con trống có màu lông tía đen, da chân vàng, mào nụ; đối với con mái màu lông nâu đen (màu gỗ trắc), da chân vàng, mào nụ.
- Phương pháp chọn lọc: Chọn lọc đồng thời và loại thải độc lập thông qua quan sát trực quan của từng cá thể.
Chọn lọc về khối lượng cơ thể:
Phương pháp chọn lọc: Áp dụng phương pháp chọn lọc cá thể thông qua cân để xác định khối lượng cơ thể của từng cá thể lúc 12 tuần tuổi
Tiêu chuẩn chọn:
- Khoảng chọn lọc đối với con trống : Chọn gà trống có khối lượng cơ thể 12 tuần tuổi ( ± 1SD)
- Khoảng chọn lọc đối với con mái: Chọn những con mái có khối lượng cơ thể từ ( ± 2SD)
+ Chọn lọc lúc 20tuần tuổi
Chọn lọc lúc 20 tuần tuổi là chọn lọc bình ổn nên chủ yếu loại thải những con phát triển kém trong quá trình nuôi hậu bị. Khoảng chọn lọc với con mái như sau: X ±2SD; Đối với con trống chọn gà có thân hình to, cao, có đặc điểm sinh dục phụ như mào phát triển, tích to và đỏ, màu da mặt đỏ, lông đuôi đầy đủ,về khối lượng cơ thể chọn từ cao xuống cho đủ cơ cấu theo mái và dự trữ
+ Chọn lọc lúc 40 tuần tuổi
Chọn lọc được cá thể = INDEX (>100 điểm) + Kiểu gen PRL (mong muốn)
* Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu
- Ngoại hình (kiểu mào, màu sắc lông, da chân, mỏ): xác định tỷ lệ màu lông qua từng thế hệ lúc 01 ngày tuổi và 12tuần tuổi
- Khối lượng cơ thể: Cân cá thể của toàn bộ các lô gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (nhịn ăn sau 12 giờ) .
- Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn: Số liệu gà hao hụt được tổng kết hàng tuần
- Tiêu thụ thức ăn: Được ghi chép hàng ngày và tổng kết theo tuần
- Các chỉ tiêu sinh sản: Tuổi đẻ quả trứng đầu (TĐTĐ), TĐ5%, khối lượng (KL) lúc đẻ quả trứng đầu (KLĐTĐ) và KLĐ 5%; tỷ lệ đẻ (TLĐ)/mái/năm, năng suất trứng (NST)/mái/năm, TTTA/10 quả trứng, tỷ lệ ấp nở của trứng, tỷ lệ trứng có phôi/trứng ấp và tỷ lệ nở/trứng ấp
- Năng suất trứng/mái/năm: Số lượng trứng trong 1 năm được tính theo số gà có mặt hàng ngày thực tế.
Nội dung 1.5:Viết và hoàn thiện quy trình:"Chọn lọc dòng mái gà ri Ninh Hòa dựa trên phân tích kiểu gen PRL kết hợp với giá trị giống của các tính trạng chọn lọc”
+) Quy trình tóm tắt
+) Quy trình chi tiết, cùng các hướng dẫn cần thiết khi áp dụng quy trình
Nội dung 2:Sản xuất thử nghiệm tổ hợp lai thương phẩm giữa dòng trống (hiện có) với dòng mái (mới tạo ra) và xây dựng mô hình chăn nuôi gà Ninh Hòa thương phẩm có hiệu quả kinh tế cao.
Nội dung 2.1:Sản xuất thử nghiệm và đánh giá năng suất sinh trưởng của tổ hợp lai thương phẩm giống gà Ninh Hòa (10.000 con) giữa dòng trống (hiện có) với dòng mái (mới tạo ra).
Nội dung 2.2: Xây dựng mô hình chăn nuôi giống gà Ninh Hòa thương phẩm tại 5 hộ dân ởKhánh Hòa theo các phương thức nuôi khác nhau phù hợp với điều kiện của người dân với quy mô ≥500 con/hộ.
Nội dung 2.3: Xây dựng quy trình nuôi già ri Ninh Hòa thương phẩm phù hợp với điều kiện chăn nuôi của người dân
Nội dung 2.4: Tổ chức hội thảo giới thiệu bộ giống gà Ninh Hòa và quy trình chăn nuôi gà thương phẩm cho các đại biểu tại địa phương.
Phương pháp triển khai nội dung 2:
Nội dung 2.1:Tổ chức sản xuất thử nghiệm và đánh giá năng suất sinh trưởng của tổ hợp lai thương phẩm giống gà Ninh Hòa giữa dòng trống (hiện có) với dòng mái (mới tạo ra)
- Nội dung sản xuất thử nghiệm chủ yếu được thực hiện bởi các kỹ thuật viên của Công ty Phùng Dầu Sơn. Trong khi đó, nội dung đánh giá năng suất đàn thương phẩm tại trại do các cán bộ khoa học của Phân viện phối hợp với các kỹ thuật viên của Công ty cùng triển khai thực hiện.
- Từ đàn hạt nhân của dòng mái mới chọn tạo trong dự án này (ký hiệu tên gọi là NH2), cùng với đàn hạt nhân của dòng trống hiện có tại Công ty (ký hiệu tên gọi NH1), tiến hành ghép phối nhân giống theo dòng (nhân dòng thuần). Một mặt, tiếp tục thay đàn cho hai dòng thuần, mặt khác tạo đàn bố mẹ và sau đó tiếp tục cho lai chéo giữa hai dòng (bố mẹ) để tạo ra con lai thương phẩm. Chương trình nhân giống này sẽ được lặp lại qua từng năm để duy trì dòng thuần và tạo đàn lai thương phẩm.
Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm bao gồm:
+) Khối lượng gà con 1 ngày tuổi
+) Độ đồng đều về màu sắc lông: 1 ngày tuổi, 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần tuổi
+) Tỷ lệ nuôi sống theo các giai đoạn: 0-4 tuần, 4-8 tuần và 8-12 tuần tuổi
+) Khối lượng cơ thể: 1 ngày tuổi, 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần tuổi
+) Độ cao cẳng chân lúc 12 tuần tuổi
+) Tiêu tốn thức ăn đến 12 tuần tuổi
+) Tính toán sơ bộ hiệu quản kinh tế đến 12 tuần tuổi.
Nội dung 2.2:Xây dựng mô hình chăn nuôi giống gà ri Ninh Hòa thương phẩm tại 5 hộ dânở Khánh Hòa theo các phương thức nuôi khác nhau phù hợp với điều kiện của người dân với quy mô≥500 con/hộ (trên cơ sở kế thừa quy trình chăn nuôi chăn nuôi gà thương phẩm của công ty Giống gia cầm Phùng Dầu Sơn)
+) Khảo sát chọn 3 hộ dân trong địa bàn Khánh hòa và tổ chức xây dựng mô hình chăn nuôi gà ri Ninh Hòa theo phương thức nuôi nhốt hoàn toàn với tổng số 6.000 gà con 1 ngày tuổi.
+) Khảo sát chọn 2 hộ dân trong địa bàn Khánh Hòa và tổ chức xây dựng mô hình chăn nuôi gà ri Ninh Hòa theo phương thức nuôi bán chăn thả với tổng số 4.000 gà con 1 ngày tuổi.
Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm bao gồm:
+) Khối lượng gà con 1 ngày tuổi
+) Độ đồng đều về màu sắc lông, da chân: 1 ngày tuổi, 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần tuổi
+) Tỷ lệ nuôi sống theo các giai đoạn: 0-4 tuần, 4-8 tuần và 8-12 tuần tuổi
+) Khối lượng cơ thể: 1 ngày tuổi, 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần tuổi
+) Độ cao cẳng chân lúc 12 tuần tuổi
+) Tiêu tốn thức ăn đến 12 tuần tuổi
+) Tính toán sơ bộ hiệu quản kinh tế đến 12 tuần tuổi.
Nội dung 2.3: Tổ chức viết và hoàn thiện quy trình “Chăn nuôi gà ri Ninh Hòa thương phẩm trong điều kiện nông hộ”
Phương pháp thực hiện
Để thực hiện xây dựng và hoàn thiện quy trình “Chăn nuôi gà ri Ninh Hòa thương phẩm trong điều kiện nông hộ” sẽ thực hiện như sau:
+) Tổ chức theo dõi, thu thập tổng hợp các dữ liệu liên quan đến các điều kiện chuồng trại, khu vực chăn thả, nguồn thức ăn, quy trình vệ sinh phòng bệnh theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của đàn gà ri Ninh Hòa thương phẩm trong các hộ tham gia mô hình.
+) Tổ chức theo dõi, đánh giá quá trình sinh trưởng và phát triển của đàn gà ri Ninh Hòa thương phẩm trong điều kiện chăn nuôi nông hộ.
+) Trên cơ sở quy trình chăn nuôi thực tế của cơ sở nuôi gà
+)Trên cơ sở tham khảo các quy trình chăn nuôi hiện có về gà lông màu, gà địa phương trong thực tế sản xuất
+) Kế thừa quy trình chăn nuôi gà sinh sản bố mẹ và thương phẩm của công ty TNHH Giống gia cầm Phùng Dùng Sơn .
+)Kế thừa “Quy trình chăn nuôi gà an toàn sinh học trong điều kiện nông hộ ở các vùng sinh thái khác nhau” Thuộc đề tài cấp bộ “ Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và quản lý để phát triển chăn nuôi gà trong điều kiện nông hộ ở các vùng sinh thái khác nhau” thuộc đề tài cấp đã được nghiệm thu năm 2011.
+) Tổng hợp và viết hoàn thiện quy trình “Chăn nuôi gà ri Ninh Hòa thương phẩm trong điều kiện nông hộ”
Nội dung 2.4:Tổ chức hội thảo giới thiệu bộ giống gà ri Ninh Hòa và quy trình chăn nuôi gà thương phẩm cho các đại biểu tại địa phương.
- Thời lượng hội thảo: 1 buổi
- Số đại biểu tham dự: 25 người
- Thành phần tham dự: Chủ trang trại chăn nuôi gà thả vườn, người nông dân chăn nuôi, cán bộ khuyến nông, thú y địa phương.
- Ngoài ra, phối hợp với một số doanh nghiệp cung ứng vật tư chăn nuôi (thức ăn, thuốc thú y) tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu con giống, quy trình công nghệ chọn giống, các phần mềm quản lý đàn giống cho các trang trại chăn nuôi gà thả vườn trong tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh lân cận.
|