Đề tài: Xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sủ đất (Protonibea diacanthus Lacepède, 1802) tại Khánh Hòa (10/2021 đến tháng 10/2023)
1. Tên nhiệm vụ: “Xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sủ đất (Protonibea diacanthus Lacepède, 1802) tại Khánh Hòa”
|
2. Cấp quản lý nhiệm vụ:
|
Quốc gia
|
Bộ
|
Tỉnh
|
Cơ sở
|
3. Mức độ bảo mật:
|
Bình thường
|
Mật
|
Tối mật
|
Tuyệt mật
|
4. Mã số nhiệm vụ (nếu có):
|
5. Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Nha Trang
|
- Họ và tên thủ trưởng: Trang Sĩ Trung
- Địa chỉ: 02 Nguyễn Đình Chiểu, Vĩnh Thọ, Nha Trang,
- Điện thoại: 02583 831149
|
- Tỉnh/thành phố: Khánh Hòa
- Fax:
|
6. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
7. Chủ nhiệm nhiệm vụ:
- Họ và tên: Ngô Văn Mạnh
- Giới tính: Nam
- Trình độ học vấn: Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản
- Chức danh khoa học: Giảng viên
- Chức vụ: Trưởng Bộ môn
- Điện thoại: 0914 252987
- E-mail: manhnv@ntu.edu.vn
|
8. Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ (ghi rõ tên, chức danh khoa học và học vị):
- GV.TS. Ngô Văn Mạnh - Trường Đại học Nha Trang
- PGS.TS. Lê Minh Hoàng - Trường Đại học Nha Trang
- GV.TS. Phạm Đức Hùng - Trường Đại học Nha Trang
- GV.ThS. Phạm Thị Anh - Trường Đại học Nha Trang
- GV.ThS. Hoàng Thị Thanh - Trường Đại học Nha Trang
- GV.ThS. Trần Văn Dũng - Trường Đại học Nha Trang
|
9. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung:
Xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sủ đất có hiệu quả kinh tế tại Khánh Hòa.
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá sủ đất tại Khánh Hòa đạt các chỉ tiêu kỹ thuật: cá bố mẹ thành thục, kích cỡ > 7 kg; tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ > 70%; tỷ lệ trứng thụ tinh > 70%; tỷ lệ nở > 80%; tỷ lệ sống ương từ cá bột lên cá hương cỡ 1,5 – 2,0 cm ≥ 15%; tỷ lệ sống của hương lên cá giống cỡ 4,0 - 5,0 cm > 70%.
- Xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá sủ đất đạt các chỉ tiêu kỹ thuật: chu kỳ nuôi 11 – 12 tháng, cỡ cá thu hoạch 1,0 – 1,2 kg; tỷ lệ sống > 65%; hệ số FCR < 2,2; năng suất > 7 kg/m3 lồng.
- Cá bố mẹ thành thục > 7 kg, số lượng 50 con, tỷ lệ thành thục > 70%; tỷ lệ trứng thụ tinh > 70%; tỷ lệ nở > 80%.
- Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cho 02 đơn vị trong tỉnh, mỗi đơn vị sản xuất 15.000 con cá giống cỡ 4,0 – 5,0 cm.
- Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cho 02 đơn vị trong tỉnh, mỗi đơn vị nuôi đạt sản lượng 1.000 kg/mô hình, cỡ cá thương phẩm 1,0 – 1,2 kg.
- Đào tạo 04 kỹ thuật viên tham gia mô hình nắm vững kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sủ đất; tập huấn cho 40 lượt người dân về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sủ đất.
|
10. Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
Nội dung 1: Xây dựng quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ và ấp nở trứng cá sủ đất:
- Tuyển chọn, nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ và ấp nở trứng cá sủ đất.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của loại hormone kích thích sinh sản lên khả năng sinh sản, chất lượng trứng, ấu trùng của cá sủ đất.
Nội dung 2: Xây dựng quy trình ương giống cá sủ đất, sơ bộ tính toán giá thành con giống:
- Kỹ thuật ương nuôi cá bột lên cá hương cỡ 1,5 – 2 cm
- Kỹ thuật ương nuôi cá hương lên cá giống cỡ 4 – 5 cm
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương, chế độ cho ăn, độ mặn, màu sắc bể lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng của cá giống.
- Theo dõi phòng trị một số bệnh thường gặp ở cá bố mẹ, ấu trùng và cá con trong quá trình sản xuất giống
- Sơ bộ tính toán giá thành con giống
Nội dung 3: Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá sủ đất trong lồng bằng thức ăn công nghiệp.
Nội dung 4: Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm cá sủ đất, hội thảo tập huấn nhân rộng mô hình:
- Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cá sủ đất cho 02 cơ sở tiếp nhận.
- Xây dựng 02 mô hình nuôi thương phẩm cá sủ đất.
- Đào tạo Kỹ thuật viên cho các đơn vị tiếp nhận; Tổ chức hội thảo tập huấn nhân rộng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sủ đất tại Khánh Hòa.
|
11. Lĩnh vực nghiên cứu:(3) 40502 Nuôi trồng thủy sản
|
12. Mục tiêu kinh tế - xã hội của nhiệm vụ:(4) 1206 – Phát triển sản xuất và công nghệ nông nghiệp.
|
13. Phương pháp nghiên cứu:
1. Nội dung 1: Xây dựng quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ và ấp nở trứng cá sủ đất
1.1. Tuyển chọn, nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ và ấp nở trứng
- Cá sủ đất bố mẹ được tuyển chọn từ đàn cá con còn lại sau bão số 12 năm 2017, có khối lượng 5 – 6 kg, cá khỏe mạnh, không bị dị hình và được nuôi trong các lồng có thể tích 64 m3, mật độ nuôi 25 con/lồng, cho ăn cá tươi với khẩu phần ăn 5% khối lượng thân (BW), định kỳ 2 tuần tắm nước ngọt phòng bệnh cho cá. Đàn cá bố mẹ này đã có một số con thành thục và cho đẻ được.
- Thức ăn cho cá bố mẹ trong quá trình nuôi vỗ là cá tạp tươi, mực, tôm kết hợp bổ sung vitamin B, C, E 1 lần/tuần, khẩu phần thức ăn cho ăn hàng ngày 5% khối lượng thân. Hàng ngày kiểm tra các thông số môi trường lồng nuôi, hoạt động ăn mồi của cá và vệ sinh lồng nuôi. Định kỳ 30 ngày tắm cá bằng nước ngọt để phòng bệnh cho cá.
- Vào mùa sinh sản (tháng 3 đến 6) tiến hành kiểm tra mức độ thành thục của cá bố mẹ để có kế hoạch cho đẻ. Cá bố mẹ được gây mê, sau đó dùng ống thăm trứng để lấy trứng ra kiểm tra, nếu trứng tròn đều, hạt rời, kích thước > 500 µm, với cá đực vuốt nhẹ lườn bụng thấy sẹ trắng chảy ra là cá đã thành thục có thể sử dụng hormone để tiêm cho đẻ.
- Hormone sử dụng để kích thích cá sinh sản là HCG hay LRHa + DOM để tiêm kích thích cá sinh sản. Cá sau khi tiêm được chuyển vào giai có mắt lưới 300µm để cho đẻ, giai này được đặt trong lồng ngoài biển.
- Trứng cá sau khi đẻ được vớt bằng vợt có kích thước mắt lưới 500µm, trứng sau khi thu được rửa bằng nước biển lọc sạch và đóng bao oxy chuyển vào trại trong đất liền để ấp. Trứng trước khi ấp, được loại bỏ các trứng chìm bị hỏng, sau đó chuyển vào bể composite có thể tích từ 500 L/bể để ấp, mật độ trứng ấp: 500 trứng/L.
- Các chỉ tiêu cần xác định gồm: Tỷ lệ thành thục, sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, kích thước cá bột khi mới nở và tỷ lệ sống của cá bột 03 ngày tuổi.
1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại hormone kích thích sinh sản lên khả năng sinh sản, chất lượng trứng, ấu trùng của cá sủ đất
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của loại hormone kích thích sinh sản lên khả năng sinh sản, chất lượng trứng, ấu trùng của cá sủ đất
- Cá bố mẹ được được nuôi trong 02 ô lồng, mỗi lồng 25 con, mỗi lần tuyển chọn cho đẻ 2 – 3 cặp bố mẹ/nghiệm thức, thục hiện với 3 nghiệm thức tiêm hormone là (1) 50 µg LRHa + 5 mg DOM/kg cá cái, (2) 1.200 IU HCG/kg cá cái và (3) 25 µg LRHa + 600 IU HCG/cá cái. Cá bố mẹ sau khi kiểm tra sự thành thục sẽ phân nhóm vào các lồng riêng để cho đẻ bằng cách tiêm hormone theo các nghiệm thức trên. Mỗi nghiệm thức cho đẻ lặp lại 3 lần, mỗi lần cách nhau 35 – 40 ngày. Các chỉ tiêu xác định như: tỷ lệ thành thục của những đợt đẻ kế tiếp, thời gian tái phát dục, sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống của ấu trùng 3 ngày tuổi, kích thước trứng, giọt dầu, cá bột và khối noãn hoàng.
2. Nội dung 2: Xây dựng quy trình ương giống cá sủ đất, sơ bộ tính toán giá thành con giống
2.1. Kỹ thuật ương nuôi cá bột lên cá hương cỡ 1,5 – 2 cm
- Nuôi tảo giống bằng túi nylon 50-60 L/túi, sử dụng hóa chất môi trường f/2 để làm phân bón nuôi tảo. Nuôi luân trùng trong bể composite 1-2 m3/bể, cho ăn tảo hoặc men bánh mì (khi thiếu tảo). Ấp nở Artemia trong các bể composite 500 – 1.000 L.
- Làm giàu thức ăn tươi sống (luân trùng, artemia) bằng DHA Protein Selco và A1 DHA Selco với nồng độ từ 100 – 150 ppm nhằm tăng cường dinh dưỡng cho thức ăn trước khi cho cá bột ăn.
- Cá bột mới nở được ương trong bể xi măng thể tích 5 - 6 m3/bể, mật độ thả 10 – 15 con/L. Cá được cho ăn luân trùng trong 12 ngày đầu, ấu trùng Artemia được làm giàu bằng DHA Protein Selco cho ăn từ ngày 10 đến khi cá sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp và thức ăn công nghiệp NRD của hãng INVE Thái Lan, cỡ từ 300 – 500 µm cho ăn theo nhu cầu ngày 6 – 8 lần ở giai đoạn tập chuyển đổi thức ăn và cho ăn 4 lần/ngày khi cá đã sử dụng được hoàn toàn thức ăn công nghiệp. Mỗi đợt ương tối thiểu 03 bể/đợt và 04 đợt trong quá trình thực hiện đề tài để hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật.
- Trong quá trình ương thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường trong bể ương, định kỳ sử dụng các chế phẩm sinh học để quản lý môi trường.
- Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá gồm sinh trưởng, tỷ lệ sống, mức độ phân đàn.
2.2. Kỹ tuật ương cá hương lên cá giống cỡ 4 – 5 cm
- Cá hương cỡ 1,5 – 2 cm được ương trong bể xi măng thể tích 5 - 6 m3/bể với mật độ từ 1.000 – 1.200 con/m3, cá được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp NRD cỡ hạt từ 500 – 1.200 µm của INVE Thái Lan, cá được cho ăn 4 lần/ngày theo nhu cầu, trong quá trình ương nước được thay hàng ngày và theo dõi các yếu tố môi trường trong bể ương như: nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy hòa tan, NH3-N. Mỗi đợt ương tối thiểu 5 bể/đợt và 04 đợt trong quá trình thực hiện đề tài để hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật.
- Định kỳ phân cỡ để hạn chế ăn thịt lẫn nhau trong quần đàn.
- Siphon, thay nước với kết hợp sủ dụng sử dụng các chế phẩm sinh học và các loại hóa chất như: Chlorine, formalin, KMnO4, H2O2…để quản lý môi trường, vệ sinh bể, phòng và trị bệnh.
- Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá gồm sinh trưởng, tỷ lệ sống, mức độ phân đàn.
2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của màu sắc bể ương, chế độ cho ăn, mật độ ương, độ mặn, giải pháp vận chuyển lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng của cá giống
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của màu sắc bể ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng của cá giống
- Giai đoạn ương cá bột lên cá hương: Cá bột được bố trí ương trong các bể composite 100 L/bể với 5 màu là đỏ, xanh, xám, vàng và trắng với mật độ ương 10 cá bột/L, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Cá được được cho ăn bằng luân trùng, ấu trùng Artemia đã được làm giàu DHA Protein Selco, tảo đơn bào được cho hàng ngày vào mỗi buổi sáng, các thông số môi trường được kiểm tra hàng ngày. Thí nghiệm được tiến hành trong 25 ngày. Các chỉ tiêu đánh giá: sinh trưởng, phân đàn, tỷ lệ sống, dị hình và khả năng chịu sốc với tác động cơ học và thay đổi độ mặn.
- Giai đoạn ương cá hương lên cá giống: Cá hương cỡ 2 - 3 cm được bố trí ương với mật độ là 1 con/L, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Cá được được cho ăn bằng thức ăn NRD, INVE, Thái Lan cỡ hạt từ 300 – 1.200 µm, ngày cho ăn 4 lần theo nhu cầu, các thông số môi trường được kiểm tra hàng ngày. Thí nghiệm được tiến hành trong 28 ngày. Các chỉ tiêu đánh giá: sinh trưởng, phân đàn, tỷ lệ sống, hệ số FCR, tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau trong quần đàn.
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng của cá giống
- Giai đoạn ương cá bột lên cá hương: Cá bột được bố trí ương trong các bể composite 100 L/bể với mật độ 10 cá bột/L, và cho ăn thức ăn sống làm giàu DHA Protein Selco nồng độ 150 ppm với số lần cho ăn là 2 lần/ngày, 3 lần/ngày và 4 lần/ngày, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Cá được được cho ăn bằng luân trùng, ấu trùng Artemia đã được làm giàu DHA Protein Selco, tảo đơn bào được cho hàng ngày vào mỗi buổi sáng. Thí nghiệm được tiến hành trong 30 ngày, các thông số môi trường được kiểm tra hàng ngày. Các chỉ tiêu đánh giá: sinh trưởng, phân đàn, tỷ lệ sống, dị hình và khả năng chịu sốc với tác động cơ học và thay đổi độ mặn.
- Giai đoạn ương cá hương lên cá giống: Cá hương cỡ 2 – 3 cm được bố trí ương trong các bể composite 100 L/bể với mật độ là 1 con/L, cá được cho ăn theo nhu cầu bằng thức ăn NRD với số lần cho ăn khác nhau là 3 lần, 4 lần, 5 lần lần/ngày, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được tiến hành trong 28 ngày. Các chỉ tiêu đánh giá: sinh trưởng, phân đàn, tỷ lệ sống, hệ số FCR, tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau trong quần đàn.
- Giai đoạn ương cá hương lên cá giống: Cá hương cỡ 2 – 3 cm được bố trí ương trong các bể composite 100 L/bể với mật độ là 1 con/L, cá được cho ăn theo nhu cầu bằng các loại thức ăn khác nhau: thức ăn NRD, INVE, Thái Lan; thức ăn Kaio, Nhật Bản, cho ăn ngày 4 lần, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được tiến hành trong 28 ngày. Các chỉ tiêu đánh giá: sinh trưởng, phân đàn, tỷ lệ sống, hệ số FCR, tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau trong quần đàn.
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng của cá giống
- Giai đoạn ương cá hương lên cá giống: Cá hương cỡ 1,5 – 2 cm được bố trí ương trong các bể composite 100 L/bể với 4 mật độ là 1,0; 1,5; 2,0 và 2,5 con/L, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Cá được cho ăn bằng thức ăn NRD, INVE, Thái Lan cỡ hạt từ 300 – 1.200 µm, ngày cho ăn 4 lần theo nhu cầu, các thông số môi trường được kiểm tra hàng ngày. Thí nghiệm được tiến hành trong 28 ngày. Các chỉ tiêu đánh giá: sinh trưởng, phân đàn, tỷ lệ sống, hệ số FCR, tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau trong quần đàn.
Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng của cá giống
- Giai đoạn ương cá hương lên cá giống: Cá hương cỡ 2 – 3 cm được bố trí ương trong các bể composite 100 L/bể với mật độ là 1 con/L, cá được cho ăn theo nhu cầu 4 lần/ngày bằng thức ăn NRD, INVE, Thái Lan, cá nuôi ở các độ mặn khác nhau 10, 15, 20, 25 và 30 ppt, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được tiến hành trong 28 ngày. Các chỉ tiêu đánh giá: sinh trưởng, phân đàn, tỷ lệ sống, hệ số FCR, tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau trong quần đàn.
Thí nghiệm 6: Nghiên cứu giải pháp nâng cao tỷ lệ sống khi vận chuyển
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ, nhiệt độ nước, cỡ cá vận chuyển với 2 phương pháp vận chuyển là vận chuyển kín (bao nylon đóng oxy), và vận chuyển hở (thùng có sục khí). Với phương pháp vận chuyển kín, cá được đóng trong bao kích thước 30x60 cm, chứa 3 lít nước, sau đó để trong thùng xốp để ổn định nhiệt. Với phương pháp vận chuyển hở, cá được bố trí trong bể composite hình tròn thể tích 100 L có sục khí, dùng nước đá để hạ nhiệt độ ở các nghiệm thức. Cá sau khi đóng mô phỏng sau 24 giờ được đưa ra kiểm tra xác định các chỉ tiêu: tỷ lệ sống, tình trạng phản ứng của cá, tỷ lệ sống sau 3 ngày nuôi phục hồi. Các thử nghiệm được bố trí cụ thể như sau:
- Ảnh hưởng của mật độ vận chuyển: Cỡ cá 5-6 cm vận chuyển với mật độ 4, 6, 8, 10 con/L, nhiệt độ vận chuyển 23oC, độ mặn 32 ppt đối với phương pháp vận chuyển kín đóng bao oxy. Với phương pháp vận chuyển hở mật độ bố trí 4, 6, 8 con/L, nhiệt độ vận chuyển 23oC, độ mặn 32 ppt.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ vận chuyển: Cỡ cá 5-6 cm vận chuyển với mật độ được lấy từ kết quả thử nghiệm ảnh hưởng của mật độ cá vận chuyển trước đó, nhiệt độ vận chuyển bố trí ở các mức 19-20, 22-23 và 25-26 oC, độ mặn 32 ppt đối với cả hai phương pháp vận chuyển kín (đóng bao oxy) và vận chuyển hở (bố trí trong bồn có sục khí).
- Ảnh hưởng của kích cỡ cá vận chuyển: Thử nghiệm được bố trí với 4 nhóm kích cỡ khác nhau: 4-5 cm; 6-7 cm và 7-8 cm. Mật độ, nhiệt độ nước vận chuyển được lấy từ 2 thử nghiệm trước đó, độ mặn 32 ppt. Thử nghiệm này được áp dụng đối với cả 2 phương pháp vận chuyển kín và vận chuyển hở.
Theo dõi và phòng, trị bệnh cho cá bố mẹ và cá con
- Trong quá trình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm chủ yếu các biện pháp phòng bệnh tổng hợp thông qua cải thiện sức khỏe vật nuôi như cải thiện chế độ dinh dưỡng, kiểm soát các thông số môi trường trong khoảng thích hợp, với cá thương phẩm và cá bố mẹ thì định kỳ tắm nước ngọt phòng bệnh và thay lưới lồng đảm bảo cho nước lưu thong tốt. Nếu trường hợp phát sinh bệnh sẽ thu mẫu cá bệnh gửi Phòng nghiên cứu bệnh của Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang kiểm tra xác định tác nhân gây bệnh và tìm hướng phòng, trị.
Sơ bộ tính toán giá thành trứng thụ tinh và con giống
- Thu thập các số liệu thu thập từ sản xuất như: chị phí sản xuất, số lượng trứng, giống sản xuất ra để làm cơ sở tính toán giá thành trứng thụ tinh, giá con giống.
3. Nội dung 3: Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá sủ đất trong lồng bằng thức ăn công nghiệp
- Quá trình thử nghiệm nuôi thương phẩm được chia làm 2 giai đoạn, trong đó thức ăn công nghiệp dạng viên chìm chậm có hàm lượng protein từ 44 – 46%, lipid 11%, cỡ hạt từ 2 – 15 mm phù hợp cho từng cỡ cá.
- Giai đoạn 1: Nuôi từ cá giống cỡ 4 – 5 cm lên cỡ 80 – 100 g/con. Cá con thả nuôi với mật độ 20 – 30 con/m3, cá cho ăn thức ăn cỡ hạt 2 – 6 mm, khẩu phần ăn từ 5 – 7%BW, cá được cho ăn 3 lần/ngày (7h30, 11h00 và 16h00), định kỳ 10 – 15 ngày thay lưới 1 lần kết hợp với tắm nước ngọt phòng bệnh và phân cỡ san thưa mật độ. Khi cá đạt cỡ 80 – 100 g thì chuyển qua nuôi thương phẩm (giai đoạn 2). Giai đoạn này nuôi lặp lại 2 lồng, lồng nuôi có thể tích 40 m3 (kích thước lồng 3,7 x 3,7 x 3,0 m).
- Giai đoạn 2: Nuôi từ cỡ 80 – 100 g lên cỡ 1,0 – 1,2 kg: Cá được thả nuôi với mật độ 5 – 7 con/m3, cho ăn thức ăn cỡ hạt 7 – 15 mm, khẩu phần ăn từ 3 – 5%BW, cá được cho ăn 2 lần/ngày (7h30 và 16h00), định kỳ 25 – 30 ngày thay lưới 1 lần kết hợp với tắm nước ngọt phòng bệnh. Khi cá đạt cỡ 1,0 – 1,2 kg thì thu hoạch. Giai đoạn này nuôi lặp lại 3 lồng, lồng nuôi có thể tích 48 m3 (kích thước lồng 3,7 x 3,7 x 3,5 m).
- Số cá sử dụng cho thử nghiệm nuôi thương phẩm dự kiến là 2.000 con, hệ số FCR khoảng 2,2. Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá gồm: sinh trưởng, phân đàn, tỷ lệ sống, hệ số FCR và giá thành sản xuất. Số liệu về sinh trưởng được xác định 1 lần/tháng, các số liệu về tỷ lệ sống, năng suất, FCR xác định theo giai đoạn nuôi.
4. Nội dung 4: Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm cá sủ đất, hội thảo tâp huấn nhân rộng mô hình
4.1 Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm cá sủ đất
- Xây dựng 02 mô hình sản xuất giống: Đề tài hỗ trợ trứng cá thụ tinh tối thiểu 500.000 trứng thụ tinh/mô hình, một phần nguyên liệu là 15L tảo giống, 1 m3 luân trùng giống, 5 lon Artemia, 15 kg thức ăn NRD cho một mô hình, đào tạo 01 kỹ thuật viên/trại, hướng dẫn kỹ thuật để các trại sản xuất giống từ 2 – 3 đợt sản xuất, với số lượng cá giống sản xuất ra tối thiểu 15.000 con cỡ 4 - 5 cm.
- Xây dựng 02 mô hình nuôi thương phẩm: Đề tài hỗ trợ cá giống, mỗi mô hình tối thiểu 2.000 con giống cỡ 4 – 5 cm và 500 kg thức ăn công nghiệp, đào tạo 01 kỹ thuật viên/trại, hướng dẫn kỹ thuật để các trại nuôi cá thương phẩm đạt sản lượng tối thiểu 1.000 kg cá thương phẩm cỡ 1,0 – 1,2 kg.
4.2 Hội thảo tâp huấn nhân rộng mô hình
- Trên cơ sở xác định các thông số kỹ thuật và hiệu chỉnh quy trình sản xuất, cũng như tính toán giá thành sản xuất, đề tài sẽ tổ chức hội thảo tập huấn nhân rộng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Đại biểu mời dự là các trại sản xuất giống và người nuôi cá biển trong tỉnh, đại diện các Trung tâm ứng dụng và các cơ quan nghiên cứu trên địa bàn tỉnh. Số lượng đai biểu dự kiến khoảng 40 người. Nội dung tập huấn gồm: Sinh học và kỹ thuật nuôi thương phẩm; Tuyển chọn, nuôi vỗ và cho cá bố mẹ đẻ; ương cá bột lên cá hương và cá hương lên cá giống. Tổ chức hội thảo 01 ngày dự kiến trong khoảng thời gian tháng 4 đến tháng 5 năm 2023 tại Trường Đại học Nha Trang.
- Để đảm bảo tính thuyết phục cho việc tổ chức hội thảo tập huấn, đề tài mời 02 đơn vị sản xuất giống cá biển trên địa bàn tỉnh tham gia tiếp nhận kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm dưới sự hướng dẫn của cán bộ nghiên cứu thuộc đề tài.
5.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường:
- Độ mặn: Xác định bằng tỉ trọng kế.
- Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế thủy ngân độ chính xác 1,0 oC.
- Độ trong khu vực lồng nuôi: Độ trong của nước được xác định bằng đĩa Secchi.
- pH: Đo bằng máy đo pH độ chính xác 0,1 đơn vị.
- NH4+N: Sử dụng test của Đức.
- Oxy hòa tan (DO): Đo bằng máy đo pH độ chính xác 0,1 mg/L.
5.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản, chất lượng trứng, ấu trùng
- Tỷ lệ thành thục (%): Tỷ lệ thành thục là tỷ lệ phần trăm số cá bố mẹ thành thục trên tổng số cá kiểm tra. Cá thành thục được xác định khi cá cái có trứng tròn, hạt rời và kích thước 350 – 400 µm, cá đực có sẹ trắng đục.
- Xác định số lượng cá cái đẻ trứng: Xác định số lượng cá cái tham gia sinh sản sau khi tiêm hormone để làm cơ sở tính sức sinh sản thực tế. Số cá tham gia sinh sản được kiểm tra sau khi cá đẻ được một ngày, phương pháp kiểm tra tương tự như kiểm tra mức độ thành thục của cá.
- Thời gian tái phát dục (ngày): Sau khi cá đẻ 26 ngày định kỳ 3 ngày kiểm tra một lần để xác định khoảng thời gian cá đạt mức độ thành thục cho lần đẻ tiếp theo.
- Sức sinh sản thực tế (số trứng/kg cá cái): Sức sinh sản thực tế được xác định bằng tổng số trứng thu được trên tổng khối lượng (kg) cá cái tham gia sinh sản sau khi được tiêm hormone.
- Tỷ lệ trứng nổi (%): Được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của số trứng nổi trên số trứng kiểm tra. Tỷ lệ trứng nổi được xác định ngay sau khi cá đẻ được một giờ. Số lượng trứng kiểm tra tỷ lệ nổi tối thiểu là 100 trứng/lần, kiểm tra 3 lần lặp lại.
- Tỷ lệ thụ tinh (%): Được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của số trứng thụ tinh trên số trứng kiểm tra. Tỷ lệ trứng thụ tinh được xác định ngay sau khi cá đẻ được hai giờ. Số lượng trứng kiểm tra tỷ lệ nổi tối thiểu là 100 trứng/lần, kiểm tra 3 lần lặp lại.
- Tỷ lệ nở (%): Để xác định tỷ lệ nở, 100 trứng thụ tinh được đếm đưa vào ấp trong xô 2 L chứa nước biển độ mặn 33 ppt có sục khí nhẹ, lặp lại 3 lần. Sau khi cá nở đếm số lượng cá bột mới nở và tỷ lệ nở được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của số cá bột nở ra trên tổng số trứng thụ tinh đưa vào ấp.
- Tỷ lệ dị hình của ấu trùng cá mới nở (%):Tỷ lệ dị hình của ấu trùng được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của số ấu trùng dị hình trên tổng số ấu trùng kiểm tra. Số lượng ấu trùng kiểm tra dị hình tối thiểu là 100 ấu trùng/lần, lặp lại 3 lần.
- Tỷ lệ sống của ấu trùng sau 3 ngày tuổi (%): Để xác định tỷ lệ sống của ấu trùng 3 ngày tuổi, 100 ấu trùng mới nở đưa vào giữ trong xô 5 L chứa nước biển độ mặn 33 ppt có sục khí nhẹ, lặp lại 3 lần. Sau 3 ngày đếm số lượng ấu trùng còn lại. Tỷ lệ sống của ấu trùng được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của số ấu trùng còn sống trên tổng số ấu trùng đưa vào ban đầu.
- Xác định số lượng ấu trùng, kích thước trứng, giọt dầu, cá bột, cỡ miệng: Số lượng ấu trùng được xác định thông qua phương pháp định lượng thể tích; kích thước trứng, giọt dầu, cá bột, cỡ miệng được đo bằng thước gắn trên kính hiển vi quang học với độ phóng đại 40 lần.
|
14. Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:
Sản phẩm dạng I:
- 50 con cá sủ đất bố mẹ thành thục, kích cỡ > 7 kg/con;
- 100.000 con cá hương, kích cỡ 1,5 – 2,0 cm;
- 70.000 con cá giống, kích cỡ 4,0 - 5,0 cm;
- 30.000 con cá giống sản xuất tại 02 cơ sở tiếp nhận (15.000 con/cơ sở), kích cỡ 4,0 - 5,0 cm;
- 700 kg cá sủ đất thương phẩm tại cơ sở của Trường Đại học Nha Trang, kích cỡ cá thu hoạch 1,0 – 1,2 kg/con; thời gian nuôi 11-12 tháng;
- 2.000 kg cá sủ đất thương phẩm tại 02 mô hình (1.000 kg/mô hình), kích cỡ cá thu hoạch 1,0 – 1,2 kg/con; thời gian nuôi 11-12 tháng.
Sản phẩm dạng II:
- 02 cơ sở sản xuất giống cá sủ đất nhận chuyển giao theo sản phẩm cá giống kích cỡ 4,0 - 5,0 cm, sản xuất đạt 15.000 con/cơ sở;
- 02 mô hình nuôi thương phẩm cá sủ đất nhận chuyển giao với sản lượng cá thương phẩm đạt kích cỡ cá thu hoạch 1,0 – 1,2 kg/con; thời gian nuôi 11-12 tháng đạt sản lượng 1.000 kg/mô hình;
- 04 kỹ thuật viên của cơ sở tiếp nhận được đào tạo nắm vững về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sủ đất; 40 lượt người dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm cá sủ đất;
- 13 cuốn báo cáo tổng hợp kết quả đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sủ đất (Protonibea diacanthus Lacepède, 1802) tại Khánh Hòa” trong đó có 05 cuốn in bìa cứng mạ vàng, ảnh màu;
- 13 cuốn báo cáo Quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá sủ đất với các thông số kỹ thuật cơ bản: Cá bố mẹ thành thục, kích cỡ > 7 kg, tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ > 70%, tỷ lệ trứng thụ tinh > 70%, tỷ lệ nở > 80%, cá hương cỡ 1,5 – 2,0 cm, tỷ lệ sống cá bột lên cỡ cá hương ≥15%, cá giống cỡ 4 - 5 cm, tỷ lệ sống cá hương lên cá giống > 70%;
- 13 cuốn báo cáo Quy trình nuôi thương phẩm cá sủ đất với các thông số kỹ thuật cơ bản: Chu kỳ nuôi 11 – 12 tháng, kích cỡ cá thu hoạch 1,0 – 1,2 kg, tỷ lệ sống > 65%, hệ số FCR < 2.2, năng suất: > 7 kg/m3 lồng;
- 13 bộ tài liệu tập huấn Quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sủ đất;
- 25 bản báo cáo tóm tắt kết quả đề tài.
|
15. Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
- Các cơ sở/doanh nghiệp sản xuất giống và nuôi cá biển, Trung Tâm Khuyến nông – Khuyến ngư, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Khánh Hòa, Viện Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu NTTS III.
- Nguồn cá sủ đất giống do đề tài sản xuất ra sẽ cung cấp cho người nuôi thương phẩm tại địa phương cũng như các tỉnh lân cận với giá thấp hơn so với giá cá giống mua từ các tỉnh phía Bắc.
- Quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá sủ đất có thể áp dụng vào các trại sản xuất giống cá biển nhằm đa dạng hóa đối tượng sản xuất, tạo việc làm cho người dân, góp phần thục đẩy nghề nuôi cá biển tại địa phương phát triển.
- Các thông số kỹ thuật và các dẫn liệu khoa học khác là tài liệu tham khảo tốt cho người sản xuất giống cá biển, sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản và các nhà nghiên cứu cá biển nói chung và cá sủ đất nói riêng.
|
16. Thời gian thực hiện: 24 tháng; Từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2023
|
17. Kinh phí được phê duyệt: 2.363,70 triệu đồng
Trong đó kinh phí SNKH cấp: 1.187,20 triệu đồng
|
18. Quyết định phê duyệt: Quyết định số 3414/QĐ - UBND ngày 13 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa
|
19. Hợp đồng thực hiện: số 1437/HĐ - SKHCN ngày 27 tháng 10 năm 2021
|
K.Dàn
|