13. Phương pháp nghiên cứu:
Nội dung 1: Thu thập và điều tra khảo sát bổ sung số liệu, dữ liệu.
Công việc 1.1: Thu thập số liệu, dữ liệu và bản đồ.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê, xử lý bản đồ, dữ liệu sạt lở, các số liệu khí tượng thủy văn các trạm cơ bản do Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ quản lý, số liệu các trạm đo mưa tự động.
- Kỹ thuật sử dụng: Nhập số liệu, số hóa và biên tập số liệu bằng phần mềm Excel, Notepad. Thu thập và biên tập bản đồ bằng phần mềm MapInfor 15.0, Vertical Mapper 3.5, ArcGIS Desktop 10.8.
Công việc 1.2: Điều tra, khảo sát bổ sung số liệu, dữ liệu địa chất
Công việc 1.2.1: Điều tra, khảo sát thực địa
a. Phương pháp thực hiện:
a.1. Đối tượng và phạm vi điều tra, khảo sát:
Đối tượng khảo sát, điều tra là vỏ phong hóa của 3 nhóm thành tạo địa chất phổ biến ở Khánh Hòa, gồm: magma xâm nhập (phức hệ Đèo Cả, phức hệ Định Quán, phức hệ Cà Ná); magma phun trào (hệ tầng Nha Trang, hệ tầng Đèo Bảo Lộc); trầm tích lục nguyên (hệ tầng La Ngà, hệ tầng Dray Linh), phân bố ở sườn dốc ven các đường giao thông, khu vực có dân cư sinh sống.
a.2. Phạm vi điều tra: Toàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó tập trung chủ yếu khu vực thành phố Nha Trang. Cụ thể các khu vực sau:
- Khu vực huyện Vạn Ninh: Các sườn dốc ven quốc lộ QL1A đoạn đèo Cổ Mã, đèo Cả. Sườn dốc cạnh các khu dân cư thuộc xã Vạn Hưng, Vạn Lương.
- Khu vực thị xã Ninh Hòa: Các sườn dốc ven quốc lộ QL26 đoạn đèo Phượng Hoàng, đường Ninh Thủy- Ninh Vân. Sườn dốc gần khu dân cư thuộc các xã phía Tây và Nam thị xã.
- Khu vực thành phố Cam Ranh: Sườn dốc cạnh các khu dân cư ven núi Hòn Rồng, đường Mỹ Thanh- Bình Tiên.
- Khu vực huyện Diên Khánh: Sườn dốc cạnh các khu dân cư thuộc các xã Diên Phú, Diên Lâm, Diên Đồng, Diên Thọ.
- Khu vực huyện Cam Lâm: Sườn dốc cạnh các khu dân cư thuộc các xã Cam Tân, Suối Cát, Suối Tân, Cam Hòa, Cam Phước Tây.
- Khu vực huyện Khánh Vĩnh: Sườn dốc ven tỉnh lộ TL8, TL2, đèo Khánh Lê; cạnh các khu dân cư thuộc các xã Cầu Bà, Liên Sang, Giang Ly, Sơn Thái.
- Khu vực huyện Khánh Sơn: Sườn dốc ven tỉnh lộ TL9 và cạnh các khu dân cư thuộc các xã trong huyện (Sơn Lâm, Sơn Bình, thị trấn Tô Hạp).
- Khu vực thành phố Nha Trang:
+ Sườn dốc ven các tuyến giao thông: Quốc lộ 1A đoạn qua xã Vĩnh Lương, Vĩnh Phương; đường Phạm Văn Đồng, đường Nguyễn Tất Thành, đèo Rù Rỳ, đường Phước Đồng Suối Cát (khu công nghiệp Trảng É).
+ Sườn dốc khu vực chân núi Cô Tiên, hòn Khô, hòn Dung, hòn Nghê, hòn Xện, hòn Một, núi Chùa thuộc các xã, phường: Vĩnh Lương, Vĩnh Hải, Vĩnh Hòa, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Phương;
+ Sườn dốc khu vực núi Sạn, đồi La San, đồi Sinh Trung, đồi Trại Thủy, núi Chụt thuộc các xã phường: Vĩnh Hải, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Phương Sơn, Phương Sài, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên;
+ Sườn dốc khu vực khối núi hòn Khu Ông, hòn Chín Khúc, núi Cầu Hin thuộc các xã Phước Đồng, Vĩnh Thái, Vĩnh Trung. Đặc biệt lưu ý đối với khu vực chân sườn phía bắc của khối núi Cầu Hin thuộc xã Phước Đồng, nơi từng xảy ra nhiều vụ lở đất trong thời gian gần đây.
a.3. Nội dung khảo sát:
+ Khảo sát thực địa thu thập các thông tin tại những vị trí đã xảy ra, có nguy cơ xảy ra sạt lở bằng cách quan sát, mô tả, đo đạc chi tiết các thông tin cần thu thập, phỏng vấn người dân. Ghi chép thông tin trong sổ nhật ký điều tra, phiếu điều tra, có hình vẽ minh họa/ảnh chụp hiện trường.
+ Thông tin cần thu thập gồm: Vị trí điểm khảo sát, đặc điểm địa tầng, thành phần thạch học, thế nằm của đất đá, mức độ gắn kết của đất đá, bề dày vỏ phong hóa, đặc điểm địa hình địa mạo, độ dốc bề mặt địa hình, thảm thực vật, đặc điểm xuất lộ NDĐ, đặc điểm dòng chảy mặt, độ dốc taluy/độ dốc sườn vách tại những nơi bị san ủi cắt chân sườn dốc, độ cao mái dốc, khoảng cách từ chân sườn dốc đến cụm dân cư gần nhất. Đối với những điểm đã từng xảy ra sạt lở, ngoài việc đo đạc, mô tả chi tiết các thông tin như trên còn thêm thông tin về thiệt hại do sạt lở, hiện trạng việc xử lý để khắc phục, chống chịu…
Công việc 1.2.2: Khoan, khai đào, dọn vết lộ khảo sát
Phương pháp thực hiện: Khoan địa chất công trình ở những nơi chưa có hoặc rất ít tài liệu nghiên cứu để xác định bề dày, đặc điểm thạch học vỏ phong hóa, lấy mẫu thí nghiệm tính chất cơ lý của đất, đá. Khoan khảo sát bằng máy khoan XY100 hoặc máy khoan có tính năng tương đương ở những nơi vỏ phong hóa tương đối dày, điều kiện thi công khoan thuận lợi. Kết thúc khoan khi chạm vào đá gốc.
Đào hố khảo sát ở những nơi cần bổ sung thông tin về bề dày, đặc điểm thạch học, tính chất cơ lý của đất đá. Đào hố bằng phương pháp thủ công ở nơi có vỏ phong hóa mỏng, địa hình không thuận lợi để thi công khoan; kết hợp lấy mẫu cơ lý đất để thí nghiệm trong phòng. Hố có tiết diện 1,5m2, sâu trung bình 2m. Sau khi nghiên cứu xong, hố đào được lấp để bảo đảm an toàn cho người và gia súc.
Dọn vết lộ phục vụ mô tả địa tầng, lấy mẫu cơ lý đất: Trong quá trình điều tra, khảo sát thực địa, để đo đạc mô tả chi tiết đặc điểm thành phần thạch học, bề dày vỏ phong hóa, thế nằm của đá, chiều cao mái dốc, lấy mẫu cơ lý đất…. Phải dọn sạch vết lộ ở sườn dốc, vách taluy. Khối lượng dọn vết lộ tập trung ở khu vực Nha Trang, tại các vị trí đã xảy ra sạt lở và có nguy cơ xảy ra sạt lở.
Công việc 1.2.3: Lấy và phân tích mẫu cơ lý đất
a. Phương pháp thực hiện:
a.1. Lấy mẫu cơ lý đất.
a.2. Thí nghiệm mẫu cơ lý đất.
Công việc 1.2.4: Tổng hợp, phân tích dữ liệu đánh giá khả năng sạt lở đất đá
Phương pháp thực hiện:
- Tổng hợp, xử lý tài liệu thu thập, điều tra khảo sát, phân tích kết quả đã được thực hiện ở trên, tài liệu và dữ liệu điều tra khảo sát theo nhóm thành tạo địa chất và phạm vi hành chính cấp huyện: Bề dày vỏ phong hóa; độ dốc bề mặt địa hình; chiều cao mái dốc; đặc trưng cơ lý của đất đá;
- Phân tích, đánh giá khả năng sạt lở đất, đá ở các sườn dốc theo số liệu điều tra, thu thập;
- Lập báo cáo phân vùng nguy cơ sạt lở đất, đá
Công việc 1.2.5: Xây dựng bản đồ chuyên đề các thành phần địa chất bằng công nghệ GIS
Phương pháp thực hiện:
Số hóa dữ liệu địa chất lên bản đồ số bằng phần mềm MapInfo và ArcGIS; biên tập, chỉnh lý và cấy thuộc tính phi không gian các trường dữ liệu địa chất phục xử lý dữ liệu địa chất đầu vào cho các công cụ tính toán.
Kỹ thuật lập bản đồ dựa theo quy định trong Thông tư số 23/2012/TT-BTNMT ngày 28/12/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 (phần đất liền).
Công việc 1.3: Điều tra xã hội học và khảo sát số liệu sạt lở đất đá ở Khánh Hòa và chi tiết cho thành phố Nha Trang
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra, khảo sát ngoài thực địa .
- Kỹ thuật sử dụng: Điền thông tin vào phiếu điều tra theo mẫu được nghiên cứu và lập sẵn.
Nội dung 2: Xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở đất, đá do mưa ở tỉnh Khánh Hòa và chi tiết cho thành phố Nha Trang
Công việc 2.1: Xử lý và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu khí tượng thủy văn, điều tra khảo sát; thông tin địa lý (GIS) để xử lý dữ liệu bản đồ; công nghệ tin học để xây dựng chương trình xử lý dữ liệu trên máy tính.
- Kỹ thuật sử dụng: Sử dụng phần mềm MapInfo 15.0, ArcGIS Desktop 10.8, Google Earth để xử lý dữ liệu bản đồ; phần mềm Excel, Nodepad để xử lý số liệu khí tượng thủy văn; ngôn ngữ lập trình Visual Studio 2018, Fotran để xử lý các dữ liệu trên.
Công việc 2.2: Thiết lập công cụ chi tiết sạt lở đất đá do mưa lớn
- Phương pháp nghiên cứu: Lập trình chương trình tính toán dựa trên các thuật toán của phương pháp được lựa chọn và hỗ trợ của thông tin địa lý (GIS). Chồng chập bản đồ bằng phần mềm ArcGIS Desktop 10.8 để tính toán và lưu trữ kết quả. Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân cấp độ nguy cơ sạt lở.
- Kỹ thuật sử dụng: Lập trình chương trình bằng ngôn ngữ Visual Studio 2018 trên nền phần mềm ArcGIS Desktop 10.8. Chồng chập bản đồ bằng ArcGIS Desktop 10.8 và MapInfo 15.0. Sử dụng hàm phân bố xác xuất để xác định quy luật và phân ngưỡng cấp độ nguy cơ sạt lở.
Công việc 2.3: Xây dựng bản đồ chi tiết cấp độ rủi do sạt lở đất đá
- Phương pháp nghiên cứu: Lập trình chương trình tính toán dựa trên các thuật toán của phương pháp được lựa chọn và hỗ trợ của thông tin địa lý (GIS). Chồng chập bản đồ bằng phần mềm ArcGIS Desktop 10.8 để tính toán và lưu trữ kết quả. Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân cấp độ rủi ro do sạt lở.
- Kỹ thuật sử dụng: Lập trình chương trình bằng ngôn ngữ Visual Studio 2018 trên nền phần mềm ArcGIS Desktop 10.8. Chồng chập bản đồ bằng ArcGIS Desktop 10.8 và MapInfo 15.0. Sử dụng hàm phân bố xác xuất để xác định quy luật và phân ngưỡng cấp độ rủi ro do sạt lở.
Nội dung 3: Xây dựng chương trình cảnh báo sạt lở đất đá do mưa lớn và đề xuất các giải pháp.
Công việc 3.1: Xây dựng công cụ cảnh báo sạt lở đất đá do mưa lớn
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp toán học để xây dựng sơ đồ thuật toán các chương trình; công nghệ thông tin kết hợp với thông tin địa lý để xây dựng chương trình hỗ trọ và truyền tải thông tin.
- Kỹ thuật sử dụng: Sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual Studio 2018 trên nền phần mềm ArcGIS Desktop 10.8 để xây dựng chương trình hỗ trợ, lập bản đồ nguy cơ sạt lở đất đá. Xây dựng website truyển tải thông tin có sự hỗ trợ của ArcGIS Desktop 10.8 để hiển thị thông tin cảnh báo dưới dạng bản đồ số.
Công việc 3.2: Đề xuất giải pháp giảm nhẹ và phòng chống ứng phó với sạt lở đất đá do mưa lớn.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp để đề xuất các giải pháp trên cơ sở phân cấp độ nguy cơ, rủi ro của các kịch bản sạt lở và điều kiện thực tế ở địa phương.
|