24/12/2021 08:31        

Đề tài: Đổi mới sáng tạo và thúc đẩy khởi nghiệp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hoà (12/2021 - 06/2023)

1. Tên nhiệm vụ: Đổi mới sáng tạo và thúc đẩy khởi nghiệp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hoà

  2. Cấp quản lý nhiệm vụ:

 Quốc gia

 Bộ

 Tỉnh

 Cơ sở

  3. Mức độ bảo mật:

 Bình thường

 Mật

 Tối mật

 Tuyệt mật

4. Mã số nhiệm vụ (nếu có): ĐT-2021-506-ĐL

5. Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh

- Họ và tên Hiệu trưởng: Nguyễn Tiến Dũng

- Địa chỉ: 669 Quốc lộ 1A, Khu phố 3, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức.

- Điện thoại: ((028) 3724555; 

  

  • Tỉnh/thành phố: Hồ Chí Minh

  • Fax: (028) 3724 500

6. Cơ quan chủ quản:

7. Chủ nhiệm nhiệm vụ:

Họ và tên: : Phạm Đức Chính

Giới tính: Nam

Trình độ học vấn: PGS.

Chức danh khoa học: TSKH.

-  Chức vụ: Giảng viên cao cấp

-  Điện thoại: 0903 881 033 

-  E-mail: chinhpd@uel.edu.vn

8. Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ (ghi rõ tên, chức danh khoa học và học vị):

-

PGS. TSKH. Phạm Đức Chính;

-

ThS. Huỳnh Thị Ly Na;

-

TS. Phùng Thanh Bình;

-

TS. Nguyễn Văn Ngọc;

-

TS. Nguyễn Trung Hiếu;

-

ThS. Đỗ Đức Khả;

-

ThS. Nguyễn Đình Mãi;

-

ThS. Nguyễn Thị Bình Minh.

9. Mục tiêu nghiên cứu: (bám sát và cụ thể hóa định hướng mục tiêu theo đặt hàng – nếu có)

  1. Mục tiêu tổng quát: Xác định cơ sở khoa học xây dựng chương trình đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hoà. Trên cơ sở đó, đề xuất dự thảo Nghị quyết của Tỉnh uỷ và Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh để triển khai “Chương trình đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà đến năm 2025, định hướng đến năm 2035”.
  2. Mục tiêu cụ thể:

- Xác định Cơ sở lý luận về đổi mới sáng tạo, mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, cũng như phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh liên kết kinh tế quốc tế và công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.

- Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo ở tỉnh Khánh Hoà trong giai đoạn hiện nay.

- Kiểm định mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xác định các nhân tố chính làm động lực, cũng như các điểm nghẽn trong phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2011-2020.

- Đánh giá tiềm năng đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo tại Khánh Hoà; xác định các ngành, lĩnh vực cần ưu tiên phát triển đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.

- Xây dựng Dự thảo nghị quyết Tỉnh uỷ và quyết định của UBND Tỉnh: “Chương trình đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hoà đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.

10. Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

- Nội dung 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới sáng tạo, mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh liên kết kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.

- Nội dung 2: Thực trạng đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo ở tỉnh Khánh Hoà hiện nay.

- Nội dung 3: Kiểm định mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xác định các nhân tố chính làm động lực, cũng như các điểm nghẽn trong phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2011-2020.

- Nội dung 4: Định hướng và tiềm năng về đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo tại Khánh Hòa; Xác định các ngành, lĩnh vực của tỉnh cần ưu tiên đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.

11. Lĩnh vực nghiên cứu:(3)  506: Khoa học chính trị.

12. Mục tiêu kinh tế - xã hội của nhiệm vụ:(4) 1806: Phát triển xã hội.

 13.  Phương pháp nghiên cứu :

 Nội dung 1: Tổng quan cơ sở lý luận về đổi mới sáng tạo, mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, cũng như phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh liên kết kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.

Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp: có liên quan về đổi mới sáng tạo, mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, cũng như phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh liên kết kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.

Phỏng vấn sâu các chuyên gia: Nhóm nghiên cứu sẽ lấy ý kiến chuyên gia theo phương pháp Delphil trao đổi trực tiếp với từng chuyên gia trong hailĩnh vực. Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế, luật sở hữu trí tuệ với tăng trưởng; khảo sát ý kiến lãnh đạo các cơ quan hoạch định chính sách ở cấp trung ương, lãnh đạo ở cấp địa phương và lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, dựa vào hàm sản xuất Cobb-Douglass và số liệu từ Cục thống kê từng địa phương để đánh giá TFP một số ngành chủ lực của địa phương. Từ đó, xác định TFP của ngành có đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng địa phương và dựa trên số liệu từ các doanh nghiệp, tổng hợp để phân tích vai trò của TFP đối với tăng trưởng doanh nghiệp.

Thứ hai, nhóm nghiên cứu sẽ lấy ý kiến chuyên gia có nhiều kinh nghiệm tham gia hoạt động trong cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam, hoặc một nhóm trong lĩnh vựcKhởi nghiệp sáng tạo, pháp lý, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tài chính, đầu tư. Danh sách các chuyên gia hỗ trợ, tư vấnvà phản biện nghiên cứu được đính kèm trong phần Phụ lục.

Nội dung 2: Thực trạng đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp vàkhởi nghiệp sáng tạo ở tỉnh Khánh Hoà hiện nay.

BỘ DỮ LIỆU VỀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO:

Hàng qúy, năm Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đều thống kê số liệu số lượng đơn đăng ký và số lượng văn bằng bảo hộ của các tỉnh, thành trong cả nước, trên 4 lĩnh vực: sáng chế; giải pháp kỹ thuật hữu ích; cải tiến kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa. Trên thực tế khi các tổ chức hoặc cá nhân đã nộp đơn đăng ký hoặc đã có văn bằng bảo hộ thì các sáng chế, giải pháp kỹ thuật, cải tiến thường đã được ứng dụng trên thực tế. Vì vậy khác biệt của việc “đã nộp đơn” (Nhà nước đang thẩm định) và “đã có văn bằng bảo hộ” (Nhà nước đã thẩm định), chỉ là theo hình thức quản lý của Nhà nước. Thực chất chúng ta có thể xem cả hai hình thức (đơn, văn bằng) là đã có ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Do đó căn cứ vào số liệu thống kê mỗi quý của Cục Sở hữu trí tuệ chúng ta có là số lượng các ứng dụng của các tỉnh, thành.

Điều tra khảo sát doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát phân tầng384 doanh nghiệpđang hoạt động trong tỉnh Khánh Hòa về các chỉ số đổi mới sáng tạo mà doanh nghiệp đã có được do đầu tư, khác thác, sử dụng các nguồn lực.

Xác định cỡ mẫu

Phương pháp điều tra thu thập thông tin qua mẫu phiếu, đề nghị cần xem xét chọn cơ sở tính cở mẫu theo công thức dưới đây vì quần thể doanh nghiệp điều tra tương đối lớn và không biết rõ sự biến động trong doanh nghiệp. 

Mẫu phiếu khảo sát số 1: Các thông tin chung về hoạt động của doanh nghiệp như: Thông tin doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh, số lượng lao động, thu nhập, thị trường sản phẩm, thị phần ….

Mẫu phiếu khảo sát số 2: Các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho đổi mới sáng tạo cả ở cấp trung ương và địa phương mà doanh nghiệp nhận được.

Mẫu phiếu khảo sát số 3: Đầu vào, vốn con người và môi trường kinh doanh.

Mẫu phiếu khảo sát số 4: Đầu ra, sản phẩm, tài sản trí tuệ mà các doanh nghiệp đang có.

Bộ mẫu câu hỏi được đính kèm Phụ lục 2.

Hình thức khảo sát: online, thực hiện trên google.doc. Những câu hỏi tiên quyết được đánh dấu *, là những câu hỏi bắt buộc phải trả lời để có thể tiếp tục câu tiếp theo.

Kết quả khảo sát cần đạt được: Bộ số liệu đầy đủ về hoạt động đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp tại Khánh Hòa.

Điều tra khảo sát startup

Bộ câu hỏi khảo sát khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup) ở Khánh Hòa sẽ dựa trên những tiêu chí đo lường, phân loại trong các báo cáo của GII hàng năm.Nội dung câu hỏi khảo sát được sắp xếp theo phân loại của GII về đánh giá đổi mới sáng tạo trong Startup. Bộ câu hỏi được chia là 3 phần là: thông tin chung về hoạt động của Startup; Thị trường và sản phẩm đổi mới sáng tạo; Nhận thức và nhu cầu được hỗ trợ của các Satrtup. Mỗi phần trong bộ câu hỏi khảo sát được xác định khoảng 40 tiêu chí cụ thể.

Phiếu khảo sát số 1: Thông tin chung về hoạt động của Startup như: Tên thương mại, lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh, Lao động, thu nhập, ….

Phiếu khảo sát số 2: Thị trưởng và sản phẩm đổi mới sáng tạo của Startup

Phiếu khảo sát số 3: Nhận thức và nhu cầu được hỗ trợ của các Startup tại Khánh Hòa.

Hình thức khảo sát: online, thực hiện trên google.doc. Những câu hỏi tiên quyết được đánh dấu *, là những câu hỏi bắt buộc phải trả lời thì mới tiếp tục câu tiếp theo.

Kết quả khảo sát cần đạt được: Bộ số liệu đầy đủ về hoạt động, nhận thức và nhu cầu được hỗ trợ của các Startup tại Khánh Hòa.

Phòng vấn, khảo sát ý kiến các cán bộ quản lý địa phương

Nhóm nghiên cứu của Đề tài sẽ tham gia phỏng vấn, khảo sát, chia sẻ thông tin ý kiến với nhóm đại diện cơ quan quản lý tại Khánh Hòa. Bộ câu hỏi phỏng vấn, trao đổi trực tiếp sẽ được thiết kế dựa trên các thông tin về thực trạng đổi mới sáng tạo tại Khánh Hòa và cơ chế chính sách hỗ trợ của địa phương đã vận dụng trong những năm qua.

Phỏng vấn chuyên gia

Đề tài sẽ phỏng vấn 10 chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, bao gồm trong Danh sách (Phụ lục 1) và bổ sung thêm 3 Founder của các startup đã có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Khánh Hòa.

Mục đích của phỏng vấn: (1) tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trên cơ sở đó vận dụng và đề xuất cơ chế, chính sách cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Khánh Hòa; (2) Tham khảo ý kiến để hoàn thiện bộ câu hỏi khảo sát Startup tại Khánh Hòa.

Nội dung 3: Kiểm định mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xác định các nhân tố chính làm động lực, cũng như các điểm nghẽn trong phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2011-2020.

Các phân tích định lượng. Đề tài sẽ thực hiện phân tich các nguồn gốc tăng trưởng kinh tế Khánh Hoà theo Hàm Cobb-Douglass nguyên bản có bổ sung thêm vai trò của các chỉ số đổi mới sáng tạo. Nhóm nghiên cứu dự kiến sử dụng phương pháp phân tích tăng trưởng nhằm phân tích vai trò của từng nhóm yếu tố tăng trưởng của nền kinh tế địa phương như: vốn vật chất, lao động, năng suất tổng hợp TFP qua các thời kỳ trong đó chú trọng đến những vấn đề của điều kiện mới. Trên cơ sở này, so sánh các kết quả nghiên cứu cùng chủ đề về nguồn gốc tăng trưởng của các địa phương trong cả nước để đánh giá và so sánh vai trò của các yếu tố, cung cấp cơ sở cho những nhận định và gợi ý chính sách phát huy vai trò của các yếu tố và xây dựng các điều kiện cho tăng trưởng kinh tế có chất lượng ở Khánh Hòa.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu thực hiện kỹ thuật ước lượng sản lượng tiềm năng của địa phương và hố cách tăng trưởng nhằm xem xét chu kỳ biến động tăng trưởng của địa phương, qua đó, xác định mức tăng trưởng tối ưu cho từng giai đoạn cụ thể, đồng thời xác định các khả năng tăng trưởng trong dài hạn của Khánh Hòa.

Bộ số liệu xử lý mô hình làm cơ sở phân tích chính sách cho Khánh Hoà

Nhóm nghiên cứu sẽ thu thập các số liệu liên quan đến kinh tế các địa phương như GDP, dân số, vốn đầu tư, lực lượng lao động của các địa phương. Những số liệu này được lấy từ Tổng Cục Thống kê Việt Nam, Cục thống kê Khánh Hoà. Số liệu phục vụ cho việc đánh giá tác động của khoa học, công nghệ lên tăng trưởng kinh tế của địa phương và so sánh với các địa phương khác có những đặc điểm tương đồng.

Nhóm nghiên cứu cũng thu thập những số liệu tương tự như trên từ các ngành kinh tế địa phương để ước lượng tác động của khoa học, sáng tạo lên tăng trưởng của ngành, từ đó phân hạng những ngành đi đầu, những ngành trung bình, và những ngành đi sau về đổi mới sáng tạo của Khánh Hoà.

Các số liệu thống kê mỗi địa phương và cả quốc gia được thu thập cho suốt giai đoạn từ 2000 đến 2020. Bộ số liệu này hướng tới hai mục đích, thứ nhất: để đánh giá tổng quan chung tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Khánh Hòa. Thứ hai, để phân tích ma trận vuông nhằm đánh giá tổng thể liên kết kinh tế trong mối quan hệ tăng trưởng hàng năm giữa các địa vùngtrong tỉnh Khánh Hòa.

14.  Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Sản phẩm dạng II:

- 11 cuốn báo cáo tổng hợp kết quả đề tài “Đổi mới sáng tạo và thúc đẩy khởi nghiệp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hoà” trong đó có 05 cuốn in bìa cứng mạ vàng, ảnh màu;

- 11 bộ báo cáo chuyên đề, một bộ gồm 07 chuyên đề sau:

+ Chuyên đề 1: Tổng quan cơ sở lý luận về đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và mô hình tăng trưởng kinh tế nội sinh dựa trên vốn con người, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và khả năng vận dụng ở Khánh Hoà;

+ Chuyên đề 2: Tổng quan cơ sở lý luận về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và yêu cầu cần hỗ trợ phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Khánh Hòa, bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước và khả năng vận dụng ở Khánh Hòa;

+ Chuyên đề 3: Báo cáo nghiên cứu, đánh giá thực trạng đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp ở Khánh Hòa hiện nay;

+ Chuyên đề 4: Báo cáo đánh giá thực trạng hỗ trợ và kết quả đạt được về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Khánh Hòa giai đoạn hiện nay;

+ Chuyên đề 5: Báo cáo phân tích kết quả kiểm định mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. (Các nhân tố chính làm động lực tăng trưởng, các điểm nghẽn trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020);

+ Chuyên đề 6: Đánh giá tiềm năng đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo tại Khánh Hòa; Xác định các ngành, lĩnh vực cần ưu tiên đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo đến năm 2025 và định hướng đến 2035;

+ Chuyên đề 7: Giải pháp đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Khánh Hòa, trong đó chú trọng đến các ngành nghề là thế mạnh, lĩnh vực cần ưu tiên phát triển đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở Khánh Hoà đến năm 2025, định hướng đến 2035.

- 11 bộ báo cáo, một bộ gồm 02 báo cáo sau:

+ Báo cáo tổng hợp khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp tại Khánh Hòa;

+ Báo kết quả thực hiện kiểm định mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Khánh Hòa.

- Dự thảo Nghị quyết Tỉnh uỷ và Quyết định của UBND tỉnh “Chương trình Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025, định hướng đến 2035”.

- Bộ phiếu gốc điều tra phỏng vấn với đầy đủ thông tin cần thiết theo mẫu được duyệt;

  • 3 bộ kỷ yếu của 02 Hội thảo khoa học;
  • 11 cuốn báo cáo tóm tắt kết quả đề tài.

 Sản phẩm dạng III:

- 01 Bài báo khoa học (tóm tắt về kết quả thực hiện đề tài) đăng lên Tạp chí khoa học do Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công nhận;

- 01 Bài cung cấp thông tin được đăng trên Bản tin KH,CN&ĐMST của Khánh Hòa.

15.  Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:

 Phương thức 1: Kết quả và sản phẩm nghiên cứu được chuyển cho Sở KH&CN Khánh Hoà, Ban điều hành khởi nghiệp các địa phương, Ban điều hành Đề án 844 để phục vụ cho việc nghiên cứu hoạch định đường lối, chính sách, chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm phát triển hiệu quả Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Khánh.

Phương thức 2: Những kết quả khảo sát, nghiên cứu sẽ được công bố qua các hội thảo khoa học, các báo cáo tổng hợp đề tài nhánh, các báo cáo khuyến nghị giữa kỳ của đề tài, sẽ được chuyển giaocho Sở KH&CN Khánh Hòa, Ban điều hành khởi nghiệp địa phương, Ban điều hành Đề án 844 để phục vụ cho công tác nghiên cứu và chỉ đạo hoạt động trên qui mô quốc gia, và vùng lãnh thổ địa phương.

Phương thức 3: Tham gia đào tạo nghiên cứu sinh và học viên cao học của các trường đại học thông qua các chuyên đề cụ thể: (1) Tổng quan lý thuyết nghiên cứu về pháp luật, chính sách hỗ trợ của nhà nước dựa trên khoa học, công nghệ và sáng tạo nhằm phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia; (2) Vận dụng thí điểm các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo địa phương nhằm rút ra những kinh nghiệm thực tiễn hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, đảm bảo việc làm và thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

Phương thức 4: Các dữ liệu, tư liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài được lưu trữ tại thư viện của các cơ quan nghiên cứu thuộc Sở KH&CN, Ban điều hành khởi nghiệp địa phương, Ban điều hành Đề án 844, ĐHQG-HCM, Trường ĐH Kinh tế-Luật, ĐH Nha Trang, cũng như các Sở Ban Ngành ở Khánh Hòavà các đơn vị phối hợp nghiên cứu nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách.

Phương thức 5: Thông qua các Báo cáo khoa học, kết quả nghiên cứulà cơ sở để kế thừa chuyên sâu và lặp lại các nghiên cứu cho cộng đồng học thuật. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở dữ liệu cung cấp cho đào tạo bậc cao và chuyên sâu cho nền giáo dục quốc dân hướng đến phát triển nguồn lực trí tuệ đất nướcđáp ứng sự phát triển mộtHệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, và những đặc thù hỗ trợ khởi nghiệp địa phương.

16. Thời gian thực hiện: 18 tháng; (từ tháng12/2021 đến tháng 6/2023)

17. Kinh phí được phê duyệt: 941,988 triệu đồng

Trong đó kinh phí SNKH cấp: 941,988 triệu đồng

18. Quyết định phê duyệt: Quyết định số 201/QĐ-SKHCN ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Sở KH&CN Khánh Hòa.

19. Hợp đồng thực hiện: số 1678/HĐ-SKHCN  ngày 06/12/2021.

 H.Trang
 








Đa phương tiện

Tin Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2022 tại Khánh Hòa

Hoạt động KHCN
Đề tài dự án khoa học
Khoa học công nghệ cơ sở
Thị trường Công nghệ
Công nghệ
Khởi nghiệp sáng tạo
Giao quyền kết quả NCKHCN
Sở hữu trí tuệ
An toàn bức xạ
Giải thưởng KH&CN Khánh Hòa
T.Chuẩn - Đ.Lường - C.Lượng
Quy hoạch, Kế hoạch KH&CN Hoạt động sáng kiến
Thanh tra
Báo cáo kết quả hoạt động KH&CN
Liên kết