06/08/2021 09:40        

Triển khai đồng bộ các hoạt động thúc đẩy phong trào năng suất chất lượng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Đảng và Nhà nước luôn đặt ra chủ trương, chính sách lấy năng suất chất lượng (NSCL) làm trọng tâm phát triển kinh tế, khẳng định nâng cao NSCL tại doanh nghiệp (DN) có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Tiếp nối những thành công của Thập niên chất lượng lần thứ nhất (1996 - 2005), Thập niên chất lượng lần thứ hai (2006 - 2015) với chủ đề “Năng suất Chất lượng - Chìa khóa Phát triển và Hội nhập” đặt ra mục tiêu mới là tạo lập uy tín chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa (SPHH) sản xuất tại Việt Nam, khẳng định hơn nữa vai trò và tầm quan trọng của NSCL trong phát triển kinh tế của đất nước. Triển khai Thập niên chất lượng lần thứ hai trên phạm vi cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” (gọi tắt là Chương trình 712), đã đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong hoạt động thúc đẩy NSCL tại Việt Nam. Tại Hội nghị tổng kết sau 10 năm triển khai (diễn ra tại TP. Hà nội ngày 26/11/2020), Chương trình 712 được đánh giá là một trong các nhân tố đóng góp cụ thể trong việc thúc đẩy nâng cao năng suất (NS) lao động nói chung và hỗ trợ DN trong tiến trình chuẩn bị năng lực phục vụ hội nhập.

Quan cảnh Hội nghị tổng kết Chương trình 712

Tại tỉnh Khánh Hòa, cụ thể hóa Chương trình 712, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 815/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 Phê duyệt “Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020” (Dự án NSCL), với 07 nội dung thực hiện, thời gian triển khai từ năm 2016 đến năm 2020. Sở KHCN đã rất nổ lực tổ chức thực hiện và chủ động, tích cực lồng ghép thông qua các hoạt động chuyên môn, công tác quản lý nhà nước để thực hiện Dự án NSCL; đồng thời, tranh thủ các hoạt động triển khai NSCL của Bộ, ngành, Trung ương trên địa bàn để hỗ trợ DN của tỉnh nhà trong hoạt động nâng cao NSCL. Dự án NSCL cũng còn một số nội dung lớn về hỗ trợ trực tiếp các hoạt động nâng cao NSCL tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) không thực hiện được; nguyên nhân, do chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể mức chi đối với các nội dung hỗ trợ DN thực hiện nâng cao NSCL; đến năm 2020 (kết thúc Dự án NSCL), Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi hỗ trợ DNNVV thực hiện các hoạt động nâng cao NSCL của Dự án NSCL vẫn chưa được thông qua (do vướng mắc liên quan đến cơ chế đặc thù).

Nhìn chung, đến năm 2020 (kết thúc giai đoạn Chương trình NSCL), Dự án NSCL đã hoàn thành được các nội dung về tuyên truyền phổ biến, đào tạo tập huấn về hoạt động nâng cao NSCL; qua đó, cung cấp các thông tin hữu ích, giúp các DN nâng cao nhận thức, cách thức tiếp cận với các phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến, nâng cao kỹ năng để triển khai các hoạt động quản lý, các hoạt động nâng cao NSCL theo hướng hội nhập; công tác đào tạo tập huấn đã trang bị, bổ sung được kiến thức về tiêu chuẩn hóa và kỹ năng quản lý về NSCL cho đại diện cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của các sở, ban, ngành, địa phương và một số đội ngũ lãnh đạo, người lao động tại các DN của tỉnh, đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho triển khai hoạt động NSCL trên địa bàn tỉnh.

Kết quả lồng ghép, với 05 lượt DN tham gia và đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG), áp dụng các tiêu chí quản lý của mô hình GTCLQG đã giúp ích cho chính DN này nâng cao chất lượng SPHH, giảm chi phí sai lỗi, qua đó nâng cao NS lao động và khả năng cạnh tranh; nội dung thực hiện điều tra và xây dựng được cơ sở dữ liệu về tổ chức đánh giá sự phù hợp để cung cấp thông tin cho các DN biết và lựa chọn, nhằm giảm chi phí đánh giá sự phù hợp; kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN để tính toán năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) và các chỉ tiêu NS của tỉnh, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh - Đề tài Chỉ tiêu năng suất giai đoạn 2010 - 2015, các giải pháp nâng cao chỉ tiêu năng suất đến năm 2020 định hướng đến 2030 của tỉnh Khánh Hòa”, NS lao động trung bình giai đoạn 2016 - 2018 theo giá năm 2010 là 67,4 triệu đồng, tăng bình quân 6,9%/năm; hiệu quả vốn đầu tư (ICOR) năm 2018 là 8,93; NS vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 là 0,45 và giai đoạn 2016 - 2018 là 0,39; tốc độ tăng NS vốn năm 2018 so với năm 2017 là -4,8% (giảm); tốc độ tăng TFP trung bình giai đoạn 2011 - 2015 là 1,09% và giai đoạn 2016 - 2018 là 2,76%; mức độ đóng góp của NS các yếu tố tổng hợp TFP vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh trung bình giai đoạn 2011 - 2015 là 17,2% và giai đoạn 2016 - 2018 là 36,25%; kết quả này đã cung cấp luận cứ khoa học để Tỉnh ủy và UBND tỉnh xây dựng báo cáo trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh và định hướng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và xây dựng Kế hoạch cho hoạt động nâng cao NSCL trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025; Dự án NSCL đã góp phần tạo dựng phong trào thúc đẩy NSCL trên địa bàn tỉnh; tạo tiền đề cho hoạt động triển khai NSCL trong giai đoạn mới được thuận lợi và thành công.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, gần đây là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Các Hiệp định này góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường lớn, mang đến cho DN Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức phải nỗ lực tạo ra chuyển biến rõ rệt về NSCL, hàng hóa của các DN Việt Nam phải tuân thủ nhiều hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt, các quy định về an toàn, tiêu chuẩn, chất lượng SPHH, yêu cầu đối với người lao động, trách nhiệm xã hội,... Để tiếp tục triển khai chương trình NSCL trong giai đoạn mới (2021 - 2030) nhằm hỗ trợ thiết thực cho các DN trong quá trình hội nhập sắp tới, đặc biệt trước bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đồng thời 02 Quyết định liên quan đến chích sách hỗ trợ DN trong hoạt động nâng cao NSCL, gồm: Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 và Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) giai đoạn 2021 - 2030.

Để cụ thể hóa triển khai đồng bộ Quyết định số 1322/QĐ-TTg và Quyết định số 36/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nói trên, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch Tổng thể nâng cao năng suất chất lượng giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Kế hoạch số 5567/KH-UBND ngày 23/6/2021) (sau đây gọi tắt là Kế hoạch NSCL). Kế hoạch NSCL tỉnh Khánh Hòa vừa hướng tới mục tiêu mới, giải pháp mới, vừa có sự kế thừa, phát huy kết quả đạt được của giai đoạn 2016 - 2020, bảo đảm tính khoa học, thiết thực, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương; đồng thời bám sát được các mục tiêu, nhiệm vụ, nhất là việc đáp ứng yêu cầu về lồng ghép nội dung nâng cao NSCL với triển khai các đề án, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác theo yêu cầu của Quyết định số 1322/QĐ-TTg và Quyết định số 36/QĐ-TTg.

  Đối tượng DN được hỗ trợ theo Kế hoạch NSCL là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; trong đó, tập trung định hướng phát triển các ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh, các SPHH đặc trưng, chủ lực, ưu tiên của địa phương, có hàm lượng giá trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi giá trị, có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu của tỉnh, gồm:

- Các ngành: Dịch vụ, du lịch; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến thực phẩm; sản xuất thủy sản, hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, hàng thay thế hàng nhập khẩu; công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp,…

- Các nhóm SPHH:

+ Các sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp theo Quyết định số 2084/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh, gồm: Xoài, sầu riêng, bưởi, tỏi, mía tím và mía nguyên liệu; bò, heo, gà; keo lai giâm hom; cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm.

+ Các loại nông sản thực phẩm được công nhận và tham gia Chương trình  mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chương trình phát triển thương hiệu, quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi…, như: Mía tím, sầu riêng Khánh Sơn, tỏi Vạn Ninh, xoài, khoai sáp Cam Lâm, táo Cam Ranh, bưởi da xanh, tôm hùm, ốc hương, nước mắm, rong nho khô, chả cá, nem chua, hoa cúc Ninh Giang,...

+ Các loại SPHH đặc trưng của Khánh Hòa: Yến sào, các sản phẩm từ yến sào; trầm hương và các sản phẩm chế biến từ trầm hương.

+ Các SPHH của ngành công nghiệp hỗ trợ phụ trợ cho sản xuất sản phẩm, phụ tùng; lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị, dụng cụ cơ khí; điện, điện tử - tin học; sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm; chế biến cà phê,...

+ Nhóm hàng tiểu thủ công nghiệp về nội thất, trang trí, du lịch: Đá mỹ nghệ Ninh Giang, đúc đồng Diên Khánh, sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ,...

+ Các dịch vụ du lịch, kinh doanh hàng hóa hướng vào sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí,...

Kế hoạch NSCL giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Khánh Hòa đã đặt ra mục tiêu rõ ràng, trọng tâm hướng đến hỗ trợ DN của tỉnh trong hoạt động nâng cao NSCL SPHH, nâng cao NS lao động, NS các yếu tố tổng hợp (TFP), nhằm tạo ra sự bứt phá về tăng năng suất và tăng trưởng bền vững trong DN; qua đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh. Với các mục tiêu cụ thể đặt ra đến năm 2025 là:

- Đào tạo 10 - 15 chuyên gia NSCL trong tỉnh và đào tạo kiến thức về NSCL - Đào tạo 10 - 15 chuyên gia NSCL trong tỉnh và đào tạo kiến thức về NSCL cho ít nhất 300 CBCCVC, 500 lượt lãnh đạo và người lao động trong các DN trong tỉnh;

- Tối thiểu hỗ trợ 50 DN tham gia; hỗ trợ đồng bộ giải pháp NS cho 03 DN;

- Hỗ trợ từ 5-10 nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng KHCN để nâng cao NSCL;

- Tăng cường năng lực cho 02 tổ chức đánh giá sự phù hợp (Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa), nâng cao năng lực của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN tỉnh Khánh Hòa đảm bảo đủ khả năng nghiên cứu, đào tạo, tư vấn các hoạt động về nâng cao NSCL.

- Xây dựng 01 Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST.

Để đạt được các mục tiêu trên, Kế hoạch đã hoạch định các giải pháp cần tập trung thực hiện nhằm thúc đẩy NSCL, đó là: Giải pháp về KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; giải pháp áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, áp dụng các hệ thống quản lý (HTQL), công cụ cải tiến NSCL tiên tiến, đặc biệt là các tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào sản xuất, kinh doanh, quản trị DN; với 05 nhiệm vụ chính được triển khai một cách đồng bộ, đó là:

- Triển khai cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao NSCL;

- Thông tin, tuyên truyền về nâng cao NSCL;

- Đào tạo, tập huấn về hoạt động nâng cao NSCL;

- Tăng cường năng lực tư vấn, đánh giá sự phù hợp, đào tạo hỗ trợ cho hoạt động nâng cao NSCL;

- Hỗ trợ DN thực hiện các biện pháp để nâng cao NSCL (được hoạch định rất cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi cao):

+ Hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, HTQL, công cụ cải tiến NSCL, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh (HTQL theo ISO 56000 - tiêu chuẩn về quản lý ĐMST, NS dịch vụ công, NS xanh, NS bền vững, thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, NS xanh, GAP, GMP,...; hệ thống TXNG SPHH,...)

+ Thực hiện nhiệm vụ về KHCN để thúc đẩy nâng cao NSCL: Tổ chức đặt hàng cho các tổ chức, DN thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên về KHCN để thúc đẩy nâng cao NSCL trên địa bàn tỉnh, chú trọng dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST và phù hợp với cuộc CMCN 4.0: Nghiên cứu, ứng dụng các vấn đề phục vụ trực tiếp cho hoạt động nâng cao NSCL; các nhiệm vụ, đề án KHCN triển khai Chương trình KHCN phục vụ  phát triển kinh tế biển, phục vụ phát triển nông thôn miền núi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, gắn kết với các hoạt động nâng cao NSCL; các nhiệm vụ KHCN để giải quyết các vấn đề về hỗ trợ DN thực hiện hoạt động khởi nghiệp, ĐMST có liên quan đến hoạt động nâng cao NSCL.

+ Lồng ghép, kết hợp nội dung NSCL với các chương trình, đề án, kế hoạch có liên quan đang được triển khai trên địa bàn tỉnh, gồm: Công Thương (Chương trình khuyến công; công nghiệp hỗ trợ; sản xuất và tiêu dùng bền vững,..; Nông nghiệp (Chiến lược phát triển thủy sản; phát triển nông nghiệp hữu cơ; phát triển, nhân rộng mô hình chuỗi liên kết,...); Y tế (Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm; Xây dựng (Sản xuất vật liệu không nung, triển  khai chiến lược phát triển vật liệu xây dựng); Du lịch (Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam); Thông tin và Truyền thông (Chương trình chuyển đổi số quốc gia); Sở Nội vụ (Lồng ghép đào tạo các kiến thức về nâng cao NSCL, ĐMST trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực theo Chương trình phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa); và các nội dung về nâng cao NSCL, ĐMST trong các hoạt động về bảo vệ môi trường, phát triển thương hiệu và TXNG,... Với các nội dung lồng ghép chính, gồm: Hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu ứng dụng KHCN, các hoạt động ĐMST, tư vấn đổi mới công nghệ, áp dụng HTQL,... trong phạm vi của Kế hoạch NSCL.

Trong bối cảnh phải đối mặt với thách thức rất lớn từ đại dịch Covid-19, yếu tố cạnh tranh lại càng trở nên khốc liệt, DN vừa phải tiết giảm chi phí, vừa phải nâng cao hiệu quả hoạt động để đảm bảo duy trì vận hành tối thiểu cho tới khi có cơ hội phục hồi. Để làm được điều đó thì việc thúc đẩy NSCL DN là vô cùng quan trọng, có vai trò then chốt giúp DN phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, chuyển đổi số./

LanCC
 








Đa phương tiện

Tin Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2022 tại Khánh Hòa

Hoạt động KHCN
Đề tài dự án khoa học
Khoa học công nghệ cơ sở
Thị trường Công nghệ
Công nghệ
Khởi nghiệp sáng tạo
Giao quyền kết quả NCKHCN
Sở hữu trí tuệ
An toàn bức xạ
Giải thưởng KH&CN Khánh Hòa
T.Chuẩn - Đ.Lường - C.Lượng
Quy hoạch, Kế hoạch KH&CN Hoạt động sáng kiến
Thanh tra
Báo cáo kết quả hoạt động KH&CN
Liên kết